Giới thiệu, tóm tắt, review (đánh giá) cuốn sách Bước Đến Tự Do của tác giả Martin Luther King, cũng như link tải ebook Bước Đến Tự Do miễn phí với các định dạng PDF, EPUB sẽ được ebookvie chúng mình chia sẻ trong bài viết này, mời mọi người đọc nhé
Bước Đến Tự Do PDF là quyển sách nói về sự thay đổi của cộng đồng người da đen ở miền Nam chỉ trong vòng vài năm, và được viết từ góc nhìn của một người trong cuộc. Mặc dù đã có sự cố gắng mô tả những gì đã diễn ra, quyển sách này không phải là một khảo sát chi tiết các khía cạnh lịch sử và xã hội học về câu chuyện Montgomery. Do đó, nội dung cuốn sách chỉ phản ánh quan điểm và tầm nhìn của một cá nhân.
Trong khi tính chất của thể loại tự truyện này khiến tôi thường xuyên dùng chữ “tôi,” nhưng trong những phần quan trọng của câu chuyện thì lại phải là “chúng tôi.” Đây không phải là một bộ phim chỉ có một vai diễn, chính xác hơn, là biên niên sử của người da đen, những người đã lấy nguyên tắc phi bạo lực làm kim chỉ nam để tranh đấu cho quyền lợi của mình với khí giới là tình yêu. Và trong quá trình tranh đấu họ đã hiểu ra được giá trị của chính con người mình. Đây là câu chuyện của các nhà lãnh đạo da đen theo nhiều tín ngưỡng và nhiều tổ chức khác nhau vốn chia rẽ trước đây đã liên kết được với nhau vì chính nghĩa và vì mục đích chung.
Trong số những người hưởng ứng phong trào, có nhiều người đã vượt quá tuổi trung niên. Họ thà đi bộ đi làm và về nhà khoảng mười hai dặm đường (gần 20km) mỗi ngày trong hơn một năm trời chứ không chịu đi xe buýt để bị sỉ nhục và phân biệt chủng tộc. Đa số những người da đen tham gia vào việc tẩy chay xe buýt ở Montgomery rất nghèo nàn và ít học, song họ hiểu được điều cốt lõi của phong trào Montgomery là gì. Có một phụ nữ lớn tuổi, dù mệt mỏi, bà đã phát biểu ý kiến như thế này sau vài tuần đi bộ: “Chân tôi tuy rã rời, song tâm hồn tôi được thanh thản”.
Một kết quả khác của phong trào này là cộng đồng người da trắng của Montgomery, bị dẫn dắt hay đe dọa bởi một vài phần tử cực đoan bấy lâu nay, cuối cùng cũng đã thấy ghê tởm bọn hung thủ gây nên tội ác mang tên phân biệt chủng tộc. Song sự thay đổi vẫn chưa phải là nhiều và không nên phóng đại bởi hội đồng Công Dân Da Trắng vẫn còn hoạt động. Những kẻ ném bom tự thú vẫn được trả tự do sau khi xử ở tòa án. Và những luật lệ ngăn cản sự hòa hợp giữa hai chủng tộc vẫn được thực thi. Tuy nhiên, sau vụ tẩy chay xe buýt mới thấy rõ phần đông người da trắng ở Montgomery muốn hòa bình và trật tự hơn là những bạo lực tràn lan gây ra dưới cái tên kỳ thị chủng tộc. Và mặc dù nhiều người thấy sự phân biệt là đúng bởi vì đó là truyền thống từ xưa, nhưng luôn có một vài người can đảm nhìn nhận sự phân biệt là bất công và đứng lên chiến đấu chống lại điều đó cùng người da đen.
Kể từ sau sự kiện Montgomery, một cuộc biểu tình tẩy chay xe buýt của những con người dũng cảm đã được tiến hành tại Tallahassee (thủ phủ của bang Florida), và những nỗ lực liên kết thành phong trào đi xa hơn mục tiêu tẩy chay xe buýt đã lan rộng đến nhiều cộng đồng ở miền Nam. Người da đen trên khắp miền Nam đã bắt đầu nhận thức một cách nghiêm túc về quyền đăng ký và bầu cử của mình. Sau đó đến lượt Little Rock,[1] thủ phủ của bang Arkansas, tại trường Trung học Central, những trẻ em da đen đã dũng cảm vượt qua sự kỳ thi để bình đẳng với học sinh da trắng, những đứa vẫn thường thù nghịch và chế giễu. Phong trào Montgomery đã tạo ra sức mạnh và can đảm cho người da đen sống ở những nơi khác. Chuyện ở Montgomery cùng Little Rock và Tallahassee đều là kết quả từ cùng một chuỗi nguyên nhân. Đây hẳn là vấn đề đáng quan tâm cho giới sử gia tương lai nghiên cứu. Dù ước tính cuối cùng có như thế nào, rõ ràng Montgomery đã trở thành một phần của thứ gì đó lớn lao hơn chính nó.
Việc ghi nhận công lao trong một tác phẩm thuộc thể loại này là vô cùng. Làm cách nào để có thể thừa nhận sự đóng góp của cá nhân? Song, cuốn sách này sẽ còn thiếu sót nếu không có lời cảm tạ từ tác giả đến những người đã giúp đỡ rất nhiều.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Theodore Brown, Charles Gomillion, Lewis Wade Jones và Harris Wofford vì những ý kiến quan trọng và sự khích lệ chân thành. Họ không phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót của tôi khiến những điều họ hy vọng không thành hiện thực.
Tôi cũng nợ lời cảm ơn với người thầy và cũng là bạn tôi, George D. Kelsey, người đã cho tôi những đề xuất có giá trị và đầy khích lệ.
Tôi chân thành biết ơn các cộng sự thân cận của tôi, bà Jo Ann Robinson và Fred D. Grey, vì đã cực khổ đọc kỹ càng toàn bộ bản thảo.
Lời cảm ơn cũng xin được gửi tới bạn tôi là L. D. Reddick, người đã đọc bản thảo, cung cấp cả những gợi ý và tài liệu hữu dụng hiếm hoi. Tôi đặc biệt biết ơn bà Hermine Popper của nhà xuất bản Harper Brothers, người có năng lực tuyệt vời, đã có công lao vô giá trong việc hỗ trợ biên tập.
Tôi xin cảm kích thư ký của tôi, bà Maude Ballou, người đã liên tục khuyến khích tôi kiên trì trong công việc này và có công lao to lớn trong việc chuyển các trang viết tay của tôi sang bản đánh máy chữ.
Tôi cũng cảm ơn Elliot Finley và vợ ông là Genevieve, người đã cung cấp một ngôi nhà thoải mái, nơi mà hầu hết câu chuyện đã được viết tại đây.
Tôi nợ một lời cảm ơn đặc biệt đến giới truyền thông báo chí – đặc biệt là ký giả Ted Poston của tờ New York Post, ký giả Abel Plen của tờ New York Times, và Normal Walton của Bản Tin Lịch Sử Người Da Đen – những trang báo đã cung cấp các nguồn tư liệu và nguồn cảm hứng vô giá cho tôi.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên của Giáo hội Baptist Dexter Avenue, nếu không có sự kiên nhẫn, lòng trung thành và sự cổ vũ của họ, tác phẩm này đã không thể hoàn thành.
Trên hết, tôi nợ vợ tôi là Coretta. Nếu không có tình yêu, sự hy sinh và chung thủy của cô ấy, cả cuộc sống lẫn công việc của tôi đều không vẹn tròn. Cô ấy đã cho tôi những lời ủi an khi tôi cần nhất và một ngôi nhà ấm cúng, nơi tình yêu Cơ đốc giáo trở thành sự thật. Gửi em, quyển sách này là của riêng em.
MARTIN LUTHER KING, JR.
Montgomery,
Alabama Tháng 5, 1958
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Kết luận: “Bước Đến Tự Do PDF” là cuốn sách đầy cảm hứng và ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Thông điệp về tự do, bình đẳng và lòng dũng cảm mà cuốn sách truyền tải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Đánh giá: 4.5/ 5 sao
Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào phi bạo lực. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.
King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” (“I have a dream”) trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác.
Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.
I. Trở về miền Nam
II. Montgomery trước ngày phản kháng
III. Cuộc bắt giữ quan trọng
IV. Ngày Lịch sử, 5 tháng Mười Hai
V. Đi để thành đường
VI. Hành hương đến phi bạo lực
VII. Các phương pháp chống đối
VIII. Vũ lực của những người bất lực
IX. Công bình cuối cùng cũng đến
X. Montgomery của ngày hôm nay
XI. Đích đến tiếp theo của chúng ta là gì?