Người xưa đã về tái hiện một giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc từ 1930 đến 1938. Có một tổ chức cách mạng với tên gọi “Yêu nước” vì mắc phải nhiều sai lầm trong đường lối cũng như xây dựng cơ sở trong quần chúng nhân dân nên phải nhận lấy thất bại.
Nếu người đàn bà sinh ra chỉ để làm bạn với bếp núc, thì cái câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chẳng là vô nghĩa lắm? Lệ Hằng, nhân vật chính của Bóng người xưa, là điển hình của người phụ nữ cao thượng ấy trong thời Pháp thuộc. Lệ Hằng tham gia một tổ chức chống Pháp và lãnh nhiệm vụ cung cấp tài chính. Cô lấy chồng là Anh Kiệt, một nhà tư sản giàu có theo sự phân công của tổ chức, và lấy tiền của Anh Kiệt trao cho tổ chức.
Nhưng Anh Kiệt không phải là người chỉ biết tiền. Với cô, anh còn là người chồng chung thủy. Bên tình, bên nghĩa, cô phải làm sao? Và trong tình thế ấy, cô phải xử trí như thế nào để người bạn trăm năm của cô khỏi phải vì cô mà mang họa?
Bà nổi tiếng với những tiểu thuyết về đề tài xã hội có nhân vật chính là người phụ nữ. Bà Tùng Long cũng là cây bút quen thuộc trên các báo như Sài Gòn Mới, Tiếng Vang, Phụ nữ Ngày mai, Phụ nữ Diễn đàn, Văn nghệ Tiền phong…
Trong cuốn hồi ký của mình, bà viết: “Tôi chưa bao giờ dám tự hào xưng mình là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con, chỉ thế thôi”. Dù chỉ nhận viết văn là nghề tay trái, nhưng bà đã cho ra đời 400 truyện ngắn, và 68 tiểu thuyết – một lượng tác phẩm lớn với sức làm việc đáng nể, nếu không muốn nói là sức lao động phi thường.
Với Bà Tùng Long, viết văn là niềm vui lớn nhất đời. Sau năm 1975, nhiều tiểu thuyết của Bà Tùng Long được in và đông đảo công chúng đón nhận.
Một số tác phẩm của tác giả Bà Tùng Long:
Mời các bạn đón đọc Bóng Người Xưa của tác giả Bà Tùng Long.