“BÍ ẨN SAU CÁNH CỬA NHÀ XÁC – GHI CHÉP CỦA NGƯỜI GIẢI PHẪU TỬ THI” – Cuốn sách tiết lộ sự thật đằng sau công việc của những người sống cùng xác chết.
“Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác – Ghi chép của người giải phẫu tử thi” là cuốn sổ tay thuật lại những câu chuyện, những kiến thức chuyên môn của Carla Valentine – nhà công nghệ bệnh lý giải độc, đồng thời là người phụ trách Bảo tàng Bệnh học Barts vô cùng nổi tiếng tại Anh.
Từ nhỏ, khi quan sát những sinh vật chết trên đường hay chứng kiến sự qua đời của người thân, tác giả đã bị thu hút bởi quá trình giải phẫu và chôn cất tử thi. Trong 10 năm làm việc tại nhà xác, cô đã trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau từ kỹ thuật viên giải phẫu, người hỏa táng đến người trang điểm tử thi.
Bạn đọc sẽ được trải nghiệm quá trình xử lý những xác chết ghê rợn, ám ảnh như: nha sĩ mắc chứng biếng ăn, nằm liệt giường với vô số vết hoen tử thi; thi thể dập nát do tai nạn giao thông; một đứa trẻ sơ sinh chết trong bụng mẹ… Không chỉ tìm hiểu về lịch sử, khoa học, nhân chủng học mà chúng ta còn tiếp cận thêm những kiến thức kỳ lạ về cái chết như: 5 giai đoạn tử thi phân hủy, cách bảo quản nội tạng làm mẫu vật, phương pháp lột da đầu ra khỏi hộp sọ…
Bằng tình yêu nghề, tác giả đã khiến cho từng nốt bầm, từng vết thối rữa hay từng đường dao trên thi thể đều mang một câ u chuyện riêng, từ đó đem đến góc nhìn tích cực hơn về công việc tại nhà xác vốn còn xa lạ và đáng sợ với nhiều người.
Hấp dẫn và sâu sắc, “Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác – Ghi chép của người giải phẫu tử thi” sẽ tiết lộ những sự thật chưa từng được công khai trên phim ảnh hay truyền hình, những gì xảy ra khi nắp quan tài đóng lại và cánh cửa nhà xác mở ra.
► Các sách này cũng hay lắm nè:
*******
“Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác – Ghi chép của người giải phẫu tử thi” là một cuốn sách ghi lại quá trình làm việc tại nhà xác, khám phá những mặt chưa được lộ ra bên ngoài về công việc của những người sống cùng với xác chết. Với những câu chuyện thực tế và kiến thức chuyên ngành được đúc kết qua nhiều năm, nữ nhà văn Carla Valentine – một nhà công nghệ bệnh lý giải độc kiêm người phụ trách Bảo tàng Bệnh học Barts vô cùng nổi tiếng ở Anh – đã giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về quá trình làm việc tại nhà xác và lĩnh vực chuyên môn của cô.
Từ nhỏ, cô đã có ước mơ được trở thành bác sĩ pháp y. Sau khi chứng kiến người thân của mình qua đời, hoặc là những động vật nhỏ xung quanh cô, như có một điều gì đó thôi thúc cô tìm hiểu về quá trình giải phẫu và chôn cất tử thi. Cô không hề sợ hãi, cô đến với nghề bằng sự tò mò, niềm đam mê và nhiệt huyết. Nghe lạ nhỉ? Trong khi nhiều cô gái lo sợ, một phần là vì tâm linh không thể nói trước được điều gì, một phần là vì tính chất công việc đòi hỏi sự can đảm, dũng cảm, kiên trì và bản lĩnh. Trong mười năm, cô chưa từng từ bỏ công việc của mình, cô đã làm qua nhiều lĩnh vực như ướp xác, kỹ thuật viên giải phẫu tử thi, trang điểm tử thi, hỏa táng.. Mỗi một công việc đều có đặc trưng, tính chất riêng.
Cuốn sách với mười chương tương ứng với mười câu chuyện thực tế mà tác giả ấn tượng nhất sau nhiều năm hành nghề. Bạn đọc sẽ được trải nghiệm nhiều câu chuyện lý thú: Nha sĩ mắc chứng biếng ăn, những cái xác nát bét sau một vụ tai nạn giao thông, những miếng thịt bầm tím, thối rửa cần phải dựng lại hiện trường để điều tra vụ án, một đứa trẻ sơ sinh chưa kịp thành hình đã chết trong bụng mẹ.. Mỗi một sự việc đều ẩn chứa một cuộc đời riêng biệt, một nỗi đau riêng, có thể đã được người khác tìm hiểu, cũng có thể là cuộc đời riêng mà chủ thể chẳng muốn cho ai biết. Cô đã mang đến cái nhìn tích cực hơn về công việc nhà xác không ghê rợn như người ta vẫn hay nghĩ.
Trong chương thứ tư “Kinh nghiệm ca khó và tử thi phân hủy: ‘ Tiểu thuyết bột giấy ‘”, tác giả miêu tả mùi của tử thi khá ấn tượng: “Mùi của quá trình phân hủy là một thứ mùi lai giữa mùi thịt sống và mùi xạ hương nhưng nồng nặc và nặng nề. Nó thúc vào cuống họng bạn một cảm giác ngọt ngào dai dẳng, điên cuồng, như thể một nụ hôn quá sâu và chiếc lưỡi thì thối rữa vậy.” Mùi của mỗi tử thi là không giống nhau, đôi khi nó trở thành manh mối cho một vụ điều tra, là nhân chứng còn sót lại cho vết thương hoặc là dấu hiệu bệnh lý trong khi nội tạng bệnh nhân đang dần tan rã. “Khi ấy, ngay cả thứ mùi thối rữa cũng không còn khó chịu nữa, thậm chí bạn sẽ cảm thấy một chút thoải mái nữa là đằng khác”. Tôi không hiểu câu này lắm, có lẽ là “suy thoái cũng là hình thức của sự tăng trưởng” hoặc theo quan niệm “cái chết cũng vĩ đại như sự sống”.
“Tôi đã quen” đọc “máu thịt của người chết bằng cách nhìn và sờ, để tạo ra phần cuối câu chuyện cuộc đời của họ.” Tính chất đặc trưng của nghề nghiệp buộc tác giả phải đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân cái chết và bệnh lý khi chủ của cái xác đó còn sống. Cô đưa ra những kiến thức kỳ lạ, ghê sợ: 5 giai đoạn tử thi phân hủy, cách bảo quản nội tạng làm mẫu vật, phương pháp lột da đầu ra khỏi hộp sọ, cách xác định thời gian tử vong, các phương pháp giải phẫu, những chi tiết quan trọng cần lưu ý khi giải phẫu, cách đóng giả nhân tạo, cách trang điểm tử thi.. Chuyện gì sẽ xảy ra khi nắp quan tài đóng lại, cửa nhà xác mở ra? Những câu chuyện chưa bao giờ được kể hay chiếu lên phim, ảnh dần hé lộ.
Ta còn cảm nhận được lòng nhân ái và tình yêu nghề của nhà văn. Cô trân trọng từng phút giây trong cuộc đời mình, và khát khao cống hiến cho xã hội, cho khoa học kỹ thuật. “Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác – Ghi chép của người giải phẫu tử thi” là cuốn sách kỳ thú cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Qua những câu chuyện thực tế đầy cảm động, ta còn học được cách quý trọng sự sống và những bộ phận trên cơ thể mình.
*******
“Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác”. Cuốn sách là một bản ghi chép lại những ca giải phẫu của tác giả – Carla Valentine (nhà nghiên cứu bệnh học và cũng là nhà công nghệ bệnh lý giải độc) trong suốt nhiều năm trong nghề.
Cuốn sách gồm 10 chương với nhiều câu chuyện khác nhau đan xen trong đó. Mình thấy cuốn sách này khá giống với cuốn “Những câu hỏi lớn từ người phàm trần tí hon về cái chết” nhưng là ở một phiên bản sâu hơn, nhiều kiến thức về pháp y hơn.
Trong cuốn sách này mình khá thích chương 4: “Khám nghiệm ca khó và tử thi phân hủy: “Tiểu thuyết bột giấy”.” Ở chương này tác giả miêu tả mùi tử thi khiến mình rất ấn tương:
Mùi của quá trình phân hủy là thứ mùi lai giữa mùi thịt sống và mùi xạ hương nhưng nồng nặc và nặng nề. Nó thúc vào cuống họng bạn một cảm giác ngọt ngào dai dẳng, điên cuồng, như thể một nụ hôn quá sâu và chiếc lưỡi thì thối rữa vậy.”
Bằng kinh nghiệm làm kỹ thuật viên pháp y của mình tác giả đã miêu tả quá trình tử thi phân hủy khá… thú vị. Quá trình của tử thi phân hủy gòm 5 giai đoạn: Tươi, Trương phồng, Phân hủy mạnh, Thối rữa sâu, Hóa khô. Mình thấy cuốn sách này khá phù hợp cho bạn nào yêu thích chuyên ngành pháp y, hoặc muốn tìm hiểu về cơ thể người sau khi chết.
*****
Đánh giá sách “Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác” của tác giả Carla Valentine:
Điểm cộng:
Điểm trừ:
Nhìn chung: “Bí ẩn sau cánh cửa nhà xác” là một cuốn sách trinh thám khoa học hấp dẫn, phù hợp với những ai yêu thích thể loại này. Cuốn sách mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới lạ, độc đáo, vừa cung cấp kiến thức khoa học vừa giải trí.
Đánh giá: 4/5