Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ – Francis Fukuyama full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Bản Sắc – Nhu Cầu Phẩm Giá Và Chính Trị Phẫn Nộ – Francis Fukuyama full mobi pdf epub azw3 [Tham Khảo]

Tác giả:
Thể Loại: Tâm Lý - Kỹ Năng Sống
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn
EPUBMOBIPDFĐỌC ONLINE

Thông tin sơ lược

  • Tác giả: Francis Fukuyama
  • Dịch giả: Khắc Giang, Quang Thái  Bảo Linh
  • Số trang: 256
  • Bìa mềm, tay gập
  • Khổ: 16 x 24 cm

……………..

BẢN SẮC 

Nhu cầu phẩm giá và chính trị phẫn nộ

Francis Fukuyama từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có sự trỗi dậy của một loạt thế lực phi chính trị, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.

Nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát – tạo nền móng cho nền dân chủ tự do – vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống-nhập-cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính-trị-hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Bản sắc là cuốn sách cần thiết và cấp thiết, mang đến một lời cảnh báo sắc sảo: nếu không lý giải được bản sắc con người, chúng ta sẽ tự đẩy mình đến tình trạng xung đột triền miên.

THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

Francis Fukuyama, sinh năm 1952, là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.

Có thể bạn thích sách  Tuyển Tập Krishnamurti - Jiddu Krishnamurti full prc pdf epub azw3 [Tư Tưởng]

Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political OrderThe End of History and the Last ManOur Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution

 

ĐÁNH GIÁ TỪ CHUYÊN GIA

“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người – và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ.”  — Kirkus  

“Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được.” —The New York Times

—————

Omega hân hạnh giới thiệu đến độc giả.
 

***

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn sách này có lẽ sẽ không ra đời nếu Donald J. Trump không được bầu làm tổng thống vào tháng Mười một năm 2016. Giống như nhiều người Mỹ khác, tôi đã rất kinh ngạc bởi kết quả đó và thấy phiền muộn bởi hệ quả của nó với nước Mỹ và thế giới. Đó là cơn địa chấn bầu cử thứ hai trong năm đó, lần đầu khi người Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu vào tháng Sáu.

Tôi đã dành nhiều thời gian trong những thập niên qua để suy nghĩ về sự phát triển của các thể chế chính trị hiện đại: nhà nước, pháp quyền và trách nhiệm giải trình dân chủ trước tiên ra đời như thế nào, cách các thể chế độ phát triển và tương tác ra sao, và cuối cùng là tiến trình chúng suy bại. Ngay trước khi Trump thắng cử, tôi đã viết rằng các thể chế Mỹ đang suy bại khi nhà nước bị thâu tóm bởi các nhóm lợi ích hùng mạnh và khóa chặt trong một cấu trúc cứng nhắc vốn không thể tự cải tổ.

Có thể bạn thích sách  30 Ngày Biết Đệm Tây Ban Cầm - Nam Phong & Nguyễn Phong full mobi pdf epub azw3 [Âm Nhạc]

Trump chính là kết quả lẫn nhân tố góp phần tạo nên sự suy bại đó. Lời hứa khi tranh cử của ông, với tư cách là một người ngoài cuộc, là sử dụng ủy quyền từ quần chúng để lay chuyển hệ thống và khiến nó hoạt động trở lại. Người Mỹ đã mệt mỏi với chia rẽ đảng phái và khao khát một nhà lãnh đạo mạnh mẽ để tái đoàn kết đất nước, phá vỡ hệ thống mà tôi gọi là “chế độ phủ quyết” (vetocracy) – ám chỉ khả năng các nhóm lợi ích ngăn chặn hành động tập thể. Khao khát mang tính dân túy này đã đưa Franklin D. Roosevelt vào Nhà Trắng năm 1932 và định hình lại chính trị Mỹ trong hai thế hệ tiếp theo.

Vấn đề với Trump gồm cả hai mặt: cả với chính sách và tính cách của ông. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế của Trump có lẽ sẽ làm xấu đi tình trạng của những cử tri ủng hộ ông thay vì tốt lên, trong khi ưu ái rõ ràng của ông cho những kẻ độc tài chuyên quyền, thay vì các đồng minh dân chủ, có nguy cơ gây bất ổn cho toàn bộ trật tự quốc tế. Về tính cách, thật khó tưởng tượng cá nhân nào khác kém phù hợp hơn Trump để làm tổng thống Hoa Kỳ. Những đức tính thường gắn liền với năng lực lãnh đạo tốt – sự trung thực cơ bản, tính đáng tin cậy, khả năng nhận định xác đáng, tận tâm với lợi ích công, và nhận thức đạo đức thiết yếu – hoàn toàn vắng bóng ở con người ông. Mối bận tâm chính trong suốt sự nghiệp của Trump là tự đề cao bản thân, và ông hoàn toàn thoải mái khi lẩn tránh những người hay quy tắc cản trở mình bằng mọi cách có thể.