Trong hoạt động kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đơn vị hoạt động kinh doanh đều vì mục đích lợi ích kinh tế, tức là mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, chúng ta cần phải biết những gì về quá khứ, hiện tại và cả tương lai để từ đó chúng ta có thể đưa ra những định hướng, quyết định đúng đắn nhất. Để làm được điều này, hiện nay trong nước và trên thế giới người ta đã áp dụng những phương pháp khác nhau, nhưng trong đó có một phương pháp được sử dụng một cách hiệu quả và phổ biến, đó là phương pháp Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế.
Lịch sử phát triển của Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế đã được phát triển từ rất lâu. Cho đến nay, đã có nhiều những phương pháp khác nhau, nhưng những phương pháp dự báo phổ biến chỉ được phát triển gần đây: Phương pháp phân tích, phương pháp san mũi phương pháp ARIMA…Cùng với sự phát triển của nhiều phương pháp dự báo phức tạp và các phần mềm, dự báo ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn, nhiều phương pháp dự báo mới tiếp tục được phát triển.
Dự bảo là một yếu tố quan trọng của hầu hết các quyết định kinh doanh và lập kế hoạch kinh tế; Dự bảo như một tập hợp các công cụ giúp người ra quyết định đưa ra các phán đoán tốt nhất về các sự kiện tương lai (dựa vào quá khứ và hiện tại); Nhu cầu nhân sự có kiến thức về dự báo đang gia tăng.
Vì những quyết định hôm nay ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức, nhưng tương lai là bất định, nên hầu như mọi tổ chức: lớn và nhỏ, tư và công đều sử dụng dự bảo. Các bộ phận chức năng như tài chính, marketing, nhân sự, sản xuất, ngoài ra, các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ, các CLB xã hội, … cũng sử dụng dự báo.
Chúng ta có thể tiến hành dự báo hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay vài năm, …
Ví dụ: Dự báo trong kinh doanh hàng ngày: Dự báo ngày càng trở nên quan trọng vì các công ty tập trung vào việc gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng trong khi vẫn phải giảm chi phí của việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Hầu như mọi lĩnh vực chức năng của doanh nghiệp đều sử dụng một loại dự báo nào đó, ví dụ:
Kế toán: Dự báo chi phí và doanh thu.
Phòng nhân sự: Dự báo nhu cầu tuyển dụng và những thay đổi trong công sở.
Quản đốc sản xuất: Dự báo nhu cầu nguyên vật liệu và tồn kho. Giám đốc marketing: Dự báo doanh số để thiết lập ngân sách cho quảng cáo.
Dự báo doanh số thường là dự báo cơ bản cho các dự báo khác (ví dụ giữa những năm 1980, 94% sử dụng dự báo doanh số).
Như vậy, phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế có một vai trò quan trọng trong các hoạt động của mỗi đơn vị, mỗi quốc gia, …
Cuốn giáo trình này nhằm cung cấp cho sinh viên, nhà quản lý, nhà hoạch định, nhà kinh tế,…những phương pháp phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế để phần nào hỗ trợ cho công việc.
Cuốn giáo trình này sẽ trình bày một cách chi tiết về lý thuyết cũng như các bài thực hành ứng dụng, giúp cho người học dễ tiếp cận những kiến thức mới.
Giáo trình gồm có năm chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KINH TẾ
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP HỎI QUY ĐƠN VÀ HỒI QUY BỘI VÀ THỐNG KÊ HỒI QUY
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP BOX – JENKINS (ARIMA)
Chương 5: DÃY SỐ THỜI GIAN
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com