Trong khoảng 1000 năm nay người Nhật biết chế biến những món ăn uống bổ dưỡng từ đậu nành, nó cung cấp nguồn protein (chất đạm) chính cho cả cư dân châu Á, nhờ đó họ đã chống trả nạn nhân mãn thực hiệu quả. Tính ra, một mẫu đậu nành cho ra 33% protein thực vật so với 20 mẫu cỏ nuôi bò cũng chỉ cung cấp 33 % protein động vật . Như vậy 1 kg thịt bò đắt hơn 1 kg đậu hũ 20 lần về mặt canh nông, nuôi bò thịt, người ta phải bỏ công 20 lần so với một công săn sóc cây đậu nành. Đó là lý do tầng lớp nông dân ngày nay càng ưa trồng đậu nành tại Đông Nam Á và trên thế giới.
Ngày nay đứng trước nguy cơ bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, heo đang leo thang quyết liệt, khiến các nhà chăn nuôi gia súc trên thế giới phải phá sản vì đã buộc lòng tiêu hủy đoàn gia súc bệnh hoạn của họ.
Khuynh hướng rẽ sang tiêu thụ ngũ cốc, rau đậu quả “sạch” để phòng chống bệnh tật đang là lối thoát cho những ai biết cách chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và cá nhân nào có tầm nhìn xa, hiểu rộng.
Người châu Á chế biến đậu nành, gạo thành bánh, bột, bún… ngon lành chẳng khác nào người phương Tây chế biến lúa mì thành bánh, bột, nui… từ trước Công nguyên, trong các món ăn hàng ngày. Dân Mỹ đông gấp đôi Nhật tính ra, họ có 19.000 hiệu bánh mì, mỗi năm một người tiêu thụ 73 ổ bánh lớn, trong khi nước Nhật có tới 38.000 cửa hàng làm đậu hũ để cung ứng cho mỗi đầu người là 25 kỷ đậu miếng mỗi năm.
Tác giả đứng trước danh sách 2.500 món đã phân loại, giữ lại một số món tinh hoa, đặc trưng cho Nhật Bản, sao cho cổ • truyền và hiện đại đều được dân sành ăn trên thế giới có dịp biết hoặc chưa từng biết…. sẽ có dịp tiếp cận nghệ thuật ẩm thực tinh tế của họ bằng mắt, mũi, miệng, tai… để biến chúng thành nguồn sống mới trong ta.