Nhiều người rất thích thú với câu nói nổi tiếng của Voltaire: “Tôi không đồng ý điều anh nói, nhưng tôi sẽ chiến đấu cho đến chết để bảo vệ quyền anh được nói điều đó” (Je désapprouve ce que vous dites, mais je me battrai jusqu’à la mort pour que vous ayez le droit de le dire). Dân Đen có lẽ là người thích câu nói đó nhất. Hắn bèn dẫn một con sói đến trước mặt Voltaire và nói: “Thưa ông đây là một con cừu.” Voltaire lắc đầu nói: “Đó không phài là con cừu. Đó là con sói. Nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói rằng đó là một con cừu”.Nghe vậy Dân Đen liền dắt chiếc xích lô đạp đến mời bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên xe, đạp thẳng tới chỗ Voltaire.Bà Doan nói: “Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.” Voltaire lại lắc đầu và nói: “Tôi không đồng ý, nhưng tôi sẽ chết để bảo vệ quyền bà chị được nói rằng nền dân chủ ở Việt Nam cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”.Lần này Dân Đen vừa bỏ đi vừa càm ràm: “Còn tôi, tôi không việc gì phải chết vì những lời nói ấy. Tôi sẽ cho mấy cây chổi chà!”°Thực ra Voltaire chỉ muốn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận trong một xã hội dân chủ. Nó quan trọng đến nỗi nếu cần chúng ta cũng phải đổ máu để bảo vệ.Quyền ấy cho phép chúng ta tự do phát biểu ý kiến của mình, suy nghĩ của mình trước một vấn đề, một sự kiện hay một hiện tượng xã hội.Phát biểu ấy của anh có thể khác lạ, thậm chí là kỳ quái làm tôi không thích, làm nhiều người phản đối, nhưng vì đó là quyền thiêng liêng nên bằng mọi giá chúng ta phải bảo vệ nó.Sâu xa hơn, Voltaire muốn kêu gọi xả thân cho quyền tự do ngôn luận trong những xã hội độc tài áp bức.°Dưới ánh mặt trời, vạn vật đều có quyền sinh sôi nảy nở cho dù là hoa thơm, trái ngọt hay chỉ là cỏ dại bên đường, chỉ là cây nấm độc, hay một nhánh chùm gửi bám trên gốc cây già…Thế giới động vật cũng vậy: mỗi loài một vẻ, chim bướm, côn trùng, bò sát, cá tôm, dã thú…thiên hình vạn trạng. Chúng đang cộng sinh, chúng đang hợp xướng bản giao hưởng vĩ đại của tạo hoá.Chúng làm cho cuộc sống trên hành tinh này phong phú hơn, đa sắc, đa chiều hơn.Đó là sự sống hồn nhiên ngàn đời của vạn vật, bao gồm mặt đất, bầu trời, núi sông, rừng sâu và biển cả, bao gồm cỏ cây hoa lá và các loài động vật.Nhưng không bao gồm con người.Con người, với trí thông minh vượt trội của mình, đã đặt ra quy luật riêng cho nó. Chính những quy luật riêng đó đã can thiệp thô bạo vào “cuộc sống hồn nhiên” của vạn vật và của chính con người.Sự can thiệp ấy ngày càng dã man.Sự can thiệp ấy bắt đầu từ khi con người thành lập những cơ cấu xã hội, tức là những nhà nước được điều hành bởi một thứ gọi là CHÍNH TRỊ.Xã hội ngày nay không còn hồn nhiên như Trang Tử đã vẽ ra trong chương Mã Đề của Nam Hoa Kinh:”Trong núi không có đường mòn, trên sông không có thuyền, không cần bắc cầu. Vạn vật sống cùng nhau, không xâm phạm nhau. Hết thảy đều vô dục như nhau. Cầm thú thành đàn, thảo mộc sum suê. Cho nên có thể cột một sợi dây nhỏ dắt cầm thú đi chơi, có thể leo lên cây nhìn vào tận ổ con quạ, con chim khách. Vật không sợ người thì làm sao người có thể sợ người được? Người và người sẽ sống bên nhau, cùng vui như hoa bên cạnh hoa, lá bên cạnh lá, cỏ bên cạnh cỏ.”Xã hội ngày nay rút ruột trái đất, tàn sát những cánh rừng, chiến tranh tràn lan tiêu huỷ những thành phố, những làng mạc, con người bắn tan xác đồng loại để lấn chiếm biển, bất chấp lẽ phải, bất chấp luật pháp đem tàu chiến và giàn khoan dầu đến giành giựt lãnh hải của láng giềng.Trong một bối cảnh như vậy làm sao chúng ta có thể cho phép họ cái quyền được nói những lời ngông cuồng xảo trá?°Nội dung cao cả trong câu nói của Voltaire đã bị thực tế phũ phàng làm cho lu mờ, làm cho vô hiệu.Bởi vì cái xã hội mà chúng ta đang sống không còn là một thế giới hồn nhiên nữa. Nó là một thứ xã hội của sự huỷ diệt nhau, phủ nhận nhau, cá lớn nuốt cá bé, người giàu bắt người nghèo làm tôi tớ, giới cầm quyền áp đặt chân lý và luật pháp lên đám dân đen.Nếu Voltaire còn sống ông sẽ hiểu rằng điều ông cần “chiến đấu cho đến chết – je me battrai jusqu’à la mort” – không phải là “để cho anh có quyền được nói” mà là cùng anh thoát khỏi ách thống trị của bộ máy độc tài đang kiềm kẹp thô bạo và sắt máu.Lúc này mỗi người không cần cái gọi là “quyền được phát biểu – le droit de le dire” như Voltaire mong ước, mà là cần nói chung một tiếng nói. Và chỉ một mà thôi. Đó là tiếng nói tự do, dân chủ và nhân quyền. Không ai được nói khác. Nói khác là kẻ địch. Nói khác là phản động.Đó là nguyên tắc.Voltaire không hiểu được nguyên tắc đó.Cho nên sẽ rất buồn cười nếu ông ta vẫn cứ khăng khăng bênh vực cho bà Nguyễn Thị Doan cái quyền được phát biểu:”Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản.” Câu nói nổi tiếng của Volaire chỉ có giá trị về mặt lý luận, chỉ có giá trị khi tranh cãi với kẻ thù, chứ không có giá trị phổ quát. Bởi vì trong thực tế đấu tranh để giành thắng lợi một mục tiêu nào đó, chẳng hạn như tự do, dân chú, nhân quyền… thì luôn luôn cần một sự thống nhất tư tưởng, thống nhất tiếng nói.Đó là sức mạnh.Bất cứ cuộc đấu tranh nào cũng cần sức mạnh ấy.Và có lẽ đó là điều mà Voltaire không thể nào hiểu nổi.Đào Hiếu (sinh năm 1946), tên khai sinh: Đào Chí Hiếu. Các bút danh khác: Biển Hồ, Đào Duy. Hiện ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Đào Hiếu, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1946 tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Ông sớm gia nhập phong trào sinh viên cách mạng tại Quy Nhơn.
Năm 1968 ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1970 ông bị bắt quân dịch và trở thành binh nhì sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
Sau sáu tháng, ông trốn vào Sài Gòn bắt liên lạc với Tổng hội sinh viên hoc sinh để tiếp tục hoạt động chống Mỹ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ông tốt nghiệp cử nhân văn chương trước 1975 tại Sài Gòn. Từng làm phóng viên báo Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ.
Hiện Đào Hiếu sống và viết tại TP. Hồ Chí Minh.Truyện dàiGiữa cơn lốc, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.Một chuyến đi xa, Nhà xuất bản Măng Non, 1984, nxb Trẻ 1994.Qua sông, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 1986.Vùng biển mất tích, Nhà xuất bản Đồng Nai 1987.Vượt biển, Nhà xuất bản Trẻ 1988, 1995.Vua Mèo, Nhà xuất bản Trẻ 1989.Người tình cũ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1989.Kẻ tử đạo cuối cùng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.Thung lũng ảo vọng, Nhà xuất bản Trẻ 1989.Hoa dại lang thang, Nhà xuất bản Văn Học 1990.Trong vòng tay người khác, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1990.Kỷ niệm đàn bà, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1990.Nổi loạn, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993.Lạc Đường (tự truyện), Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008, Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 2008.Tuyển tập Đào Hiếu (tập 1 và tập 2) Nhà xuất bản Kim Thư Production USA 12. 2009.Mạt lộ, Nhà xuất bản Lề Bên Trái (tự xuất bản)[1], 03. 2009.Truyện ngắn và tạp vănBầy chim sẻ, Nhà xuất bản Văn Nghệ 1982.Những bông hồng muộn, Nhà xuất bản Trẻ 1999.Tình địch, Nhà xuất bản Trẻ 2003.ThơĐường phố và thềm nhà, Nhà xuất bản Trẻ 2004.
Mời các bạn đón đọc Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển của tác giả Đào Hiếu.
Nguồn: https://ebookvie.com