“Sự thật chỉ có một. Đối tượng để khóc thương, đối tượng để chỉ trích, đối tượng để an ủi, tất cả đều là gia đình, chỉ vậy mà thôi.” Khu dân cư cao cấp Hibarigaoka rúng động bởi vụ án mạng xảy ra trong một gia đình hạnh phúc như tranh vẽ. Cha là nạn nhân, mẹ là nghi phạm, ba đứa trẻ nhà Takahashi đột ngột đối diện với một tương lai tàn khốc mà chúng chưa từng tưởng tượng ra. Trong quá trình bóc tách từng lớp bóng tối hòng tìm ra sự thật, chúng nhận ra những uẩn khúc của vụ án dần được phơi bày từ câu chuyện của chính những người sống ở nhà đối diện. Cuốn tiểu thuyết gây sốc lấy đề tài “gia đình” đến từ Minato Kanae – tác giả của kiệt tác “Thú tội”.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Minato Kanae là tiểu thuyết gia Nhật Bản, sinh năm 1973 tại Hiroshima. Năm 2007, với truyện ngắn Kẻ truyền đạo bà đã giành được giải Tác giả tiểu thuyết trinh thám mới lần thứ 29. Năm 2008 bà viết tác phẩm đầu tay Thú tội với chương đầu chính là truyện ngắn Kẻ truyền đạo, đứng vị trí thứ nhất trong Bảng xếp hạng top 10 truyện trinh thám năm 2008 của tuần báo Bunshun, sau đó giành được giải Booksellers’ Award lần thứ 6. Đến năm 2014, Thú tội lại được tờ Wall Street Journal của Mỹ chọn làm một trong 10 tác phẩm trinh thám xuất sắc nhất. Năm 2012, truyện ngắn Sao trên mặt biển trong tập truyện Vọng hương của bà đã nhận giải Hiệp hội tác giả truyện trinh thám Nhật Bản lần thứ 65 trong hạng mục truyện ngắn. Năm 2016, tiểu thuyết Utopia của bà nhận giải Yamamoto Shugoro lần thứ 29. Những tác phẩm khác của Minato Kanae đã được xuất bản:
***
Một câu chuyện xảy ra tại 1 khu dân cư được coi là cao cấp, nằm trên 1 con dốc cao của 1 thành phố nào đó tại Nhật….những gia đình sống ở đó dường như có 1 cuộc sống đáng mơ ước, đáng ghen tỵ đối với người ngoài, nhưng sự thật thì không hẳn như vậy….ngay tại gia đình được cho là kiểu mẫu nhất tại khu dân cư này, lại xảy ra 1 vụ án mạng….và câu chuyện sau đó xoay quanh những người trong gia đình đó, và cả những gia đình khác trong khu dân cư….khi xảy ra biến cố, những ngóc ngách sâu thẳm và tối tăm nhất trong đời sống tưởng chừng lấp lánh như kim sa kia mới dần phơi bày, và nó ko tốt đẹp và yên bình như ngta từng tưởng!….
Trong Vòng đu quay đêm, Minato đã kể 1 câu chuyện nhiều tính người chân thật hơn so với những truyện trước đây (theo quan điểm cá nhân t)….dù rằng thực tế là t vẫn ko hoàn toàn đồng cảm được với tâm lý của những nhân vật trong truyện, nhưng ít ra t nhìn ra đâu đó bóng dáng của 1 xã hội thu nhỏ nơi đây….chúng ta vẫn nói: người giàu cũng khóc – hay đúng hơn là bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có những vấn đề riêng, nỗi đau riêng và người ngoài thì không hiểu đc….gia đình của Mayumi có những vấn đề mà ai cũng thấy rõ, như sự hỗn láo của đứa con gái, sự kìm nén của người mẹ và sự trốn tránh trách nhiệm, nhu nhược của người bố, nhưng bi kịch lại ko xảy ra ở gia đình cô, mà lại xảy ra với gia đình Takahashi, vì sao?….vì tâm lý con người thì thường mù quáng và chủ quan, thế nên ai cũng ko tránh khỏi việc đánh giá người khác bằng cái nhìn phiến diện của bản thân, thế nên cái vẻ hạnh phúc, êm ấm của nhà Takahashi có chăng chỉ là lớp vỏ ngoài, mà giấu bên trong đó là áp lực của người mẹ lên cậu con trai chỉ vì muốn ganh đua với người vợ quá cố của chồng, sự thiếu quan tâm của mẹ đến cô con gái và sự vô tư, vô tâm trong hành xử của ông bố….thật khó để đem lên bàn cân vấn đề của gia đình nào là nặng nề hơn, nhưng có lẽ việc cố duy trì lớp vỏ hạnh phúc khó khăn hơn, hoặc khả năng kìm nén của 2 người phụ nữ là khác nhau, nên cuối cùng bi kịch đã ko may xảy ra với nhà Takahashi!….
Minato cũng vẫn ko quên nói về vấn đề môi trường giáo dục của xã hội Nhật Bản, nơi sự cạnh tranh về thành tích học tập, về sự thành công là gánh nặng lên những đứa trẻ, và tạo ra những hệ lụy nặng nề….
Cá nhân t thích truyện này hơn Tất cả vì N hay Những đứa trẻ bị mắc kẹt, vì tính biểu tượng thể hiện khá rõ nét, như cái cách các nhân vật giải quyết vấn đề của mình….3 anh em nhà Takahashi, Keisuke – người chồng nhu nhược hay Ayumi, bạn thân của Hinako, họ là những người thuộc thế hệ trẻ hơn, nhưng trong những thời khắc phải đưa ra quyết định họ đã chọn cách trực tiếp có mặt, chứ ko tìm hiểu thông qua tin nhắn, gọi điện (Yoshiyuki bị bạn gái thu điện thoại, nên cậu chọn cách trực tiếp trở về gặp các em, Shinji ko mang điện thoại, và Hinako thì thường để điện thoại trong túi vì sợ hết pin, và thật may mắn do đó họ tình cờ đoàn tụ và giải quyết chuyện gia đình…. Keisuke trong thời khắc quyết định đã ko gọi điện về cho gia đình, thay vì thế anh chọn cách hành động có ích để giải tỏa tâm lý bản thân…. Ayumi ko nhắn tin cho Hinako mà chọn cách giúp Keisuke tháo gỡ đi những kỳ thị dành cho gia đình người bạn của mình….cuối cùng thì những hành động thiết thực đó đã mang lại kết quả tốt đẹp)…. Trong khi đó, bà Satoko – vốn dĩ là 1 bà già luôn ra sức bảo vệ truyền thống, thì lại chỉ có thể tìm cách an ủi sự cô đơn và tuyệt vọng của bản thân bằng cách duy nhất là gọi điện cho người con trai ở xa – người mà ngay việc nghe điện thoại từ mẹ cũng ko tha thiết gì!….với t, đó là 1 thông điệp rõ ràng rằng: trong 1 xã hội mà khoảng cách kết nối tâm hồn con người càng ngày càng xa nhau tỉ lệ nghịch với khoảng cách truyền đi của sóng điện thoại di động, thì trực tiếp tìm đến nhau là cách duy nhất để kéo những con người lại gần nhau hơn….
Một hình tượng nữa khá hay, đó là hình ảnh về vòng đu quay đêm!….tựa đề của truyện là Vòng đu quay đêm, xuất phát từ 1 công trình vòng đu quay khổng lồ (sắp) được khởi công gần khu dân cư Hibarigaoka, và công trình (chưa tồn tại) này thu hút sự mong chờ của mọi người, mong chờ cảm giác được lên vòng đu quay để ngắm nhìn thành phố….nhưng ko ai trong khu Hibarigaoka nhận ra, bấy lâu nay họ vẫn sống ở 1 nơi giống như vòng đu quay khổng lồ kia….khu dân cư nằm trên dốc cao, có thể nhìn trọn vẹn cảnh thành phố bên dưới…. vì vậy mỗi lần lên xuống dốc, chả phải cũng giống như quá trình lên xuống của vòng đu quay hay sao!?….thế nên, thay vì tưởng tượng đến niềm vui, niềm hạnh phúc chưa xảy đến, chi bằng hãy trân trọng và nâng niu cuộc sống mình đang có, và hạnh phúc với nó!….
Truyện của Minato nhìn chung là buồn….nhưng ít ra với Vòng đu quay đêm, điểm sáng đã le lói lên ở cuối con dốc đêm tưởng như dài vô tận ấy!….
Nguyễn Thành Tiến
***
Cuộc sống quá mệt mỏi và đáng ghét vậy sao? Đọc xong quyển này mình thấy cuộc sống quả thật có quá nhiều áp lực.
Nếu rơi vào hoàn cảnh vừa là nạn nhân cũng vừa là đối tượng công kích của dư luận khi bỗng dưng cha bị chết, mẹ là hung thủ giết người không biết sẽ phải đối mặt ra sao.
Review VÒNG ĐU QUAY ĐÊM
Tác phẩm không hoàn toàn là trinh thám mà nó là tâm lý xã hội thì đúng hơn. Và chủ đề của Vòng đu quay đêm là chủ đề về gia đình, những vấn đề về gia đình trong xã hội hiện đại.
Gia đình là nền tảng của xã hội nhưng quả thật trong một gia đình cũng có quá nhiều áp lực và khủng hoảng. Cha mẹ thì áp lực trong việc nuôi dạy con cái, mong muốn những điều tốt đẹp tới cho con cái, đặt kỳ vọng, mong muốn vào con cái. Nhưng chính những kỳ vọng, mong muốn quá cao đó lại vô tình gây nên những áp lực không đáng có cho con cái khi cha mẹ thật sự không hiểu khả năng của con tới đâu. Mà nhiều khi họ không lắng nghe hay đối thoại cùng con để hiểu nhau, để cùng giải quyết vấn đề.
Điều quan trọng là cách đối mặt, giải quyết những vấn đề gặp phải như thế nào để nó không gây ra những hậu quả đáng tiếc khi phải chịu đựng stress trong một thời gian quá dài rồi bùng phát ra.
Mình không thể chấp nhận được bất cứ cách giải quyết nào của các nhân vật trong Vòng đu quay đêm. Người con thì quá hỗn láo và vô lý. Việc bị thi trượt vào trường danh tiếng dẫn tới xấu hổ, tự ti, tự tạo ra áp lực cho chính mình không thể là lý do để biện hộ cho sự hỗn láo, xấc xược với cha mẹ sinh ra mình như vậy được. (con cái mà gọi cha mẹ là ông nọ, bà kia, đòi hỏi này nọ, cãi lại nhem nhẻm nhem nhẻm một cách vô lý rồi lên cơn phá phách, ném đồ đạc trước mặt cha mẹ như vậy là không thể chấp nhận được). Người mẹ thì nuông chiều, coi đó là việc hiển nhiên, cứ thế chấp nhận rồi cho qua, không có biện pháp gì hiệu quả. Người cha thì theo chủ nghĩa “im lặng là vàng, nhẫn nhịn là bạc, lẩn tránh là thượng sách”, gặp vấn đề chỉ biết lảng tránh cho im chuyện không hề có biện pháp giải quyết nào cả, không có tiếng nói của một người cha trong gia đình một cách đúng nghĩa.
Không biết có phải đó là chủ ý của tác giả khi xây dựng nên các tuyến nhân vật như vậy để người đọc có thể nhìn nhận, soi chiếu vào chính gia đình, cộng đồng mình đang sống hay không?
Không dám nói nhiều sợ spoil nhưng cái kết của tác phẩm làm mình không thoả mãn. Trong tác phẩm cũng có một vài điểm sáng về tình người chứ không quá u ám như các tác phẩm mà mình đã đọc trước đó của Minato Kanae.
Tác phẩm vẫn mang phong cách của Minato Kanae khi được nhìn dưới nhiều góc độ của các tuyến nhân vật. Tác phẩm không phải là không để lại suy ngẫm nhưng Vòng đu quay đêm không phải là tác phẩm xuất sắc của Minato Kanae.
Binh Boog
Mời các bạn mượn đọc sách Vòng Đu Quay Đêm của tác giả Minato Kanae & Nguyễn Hải Anh (dịch).