Tập hai này đặt ra câu hỏi cốt yếu về việc làm thế nào để các xã hội phát triển các thể chế chính trị mạnh mẽ, công tâm và có trách nhiệm giải trình, Fukuyama kể lại câu chuyện từ Cách mạng Pháp đến cái gọi là Mùa xuân Arab và những rối loạn sâu sắc của nền chính trị Mỹ đương đại. Ông xem xét tác động của tham nhũng đối với quản trị và tại sao một số xã hội lại có thể thành công trong việc loại bỏ nó. Ông khám phá những di sản khác nhau của chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ Latin, châu Phi và châu Á, đồng thời đưa ra một giải thích rõ ràng về lý do tại sao một số khu vực lại phát triển và phát triển nhanh hơn những khu vực khác. Và ông mạnh dạn tính đến tương lai của nền dân chủ khi đối mặt với tầng lớp trung lưu toàn cầu đang gia tăng và sự tê liệt về chính trị ở phương Tây.
| ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA |
“Tham vọng và cực kỳ nên đọc.” ―The New Yorker
“Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách.” ―David Keymer, Library Journal
“Tác phẩm mới của nhà lý thuyết chính trị Francis Fukuyama là một thành quả trọng yếu, có thể xếp chung giá với các công trình của một số nhà tư tưởng chuyên đề như Jean-Jacques Rousseau và John Locke, hay các nhà triết học đạo đức hiện đại các nhà kinh tế học như John Rawls và Amartya Sen… Nó mở ra một viễn cảnh, nó góp một tiếng nói vào những vấn đề nóng bỏng về chính trị hiện thời.”―Earl Pike, The Cleveland Plain Dealer
“Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ―Ian Morris, Slate
“Đầy tham vọng, uyên bác và hùng hồn – đây quả là một thành tựu quan trọng đến từ một trong các học giả hàng đầu thời đại chúng ta.” ―Michael Lind, The New York Times Book Review
| THÔNG TIN TÁC GIẢ |
FRANCIS FUKUYAMA (1952): Nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.
Các tác phẩm tiêu biểu:
| ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA |
“Tham vọng và cực kỳ nên đọc.” ―The New Yorker
“Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách.” ―David Keymer, Library Journal
“Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận, và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển.” ―Ian Morris, Slate
“Đầy tham vọng, uyên bác và hùng hồn – đây quả là một thành tựu quan trọng đến từ một trong các học giả hàng đầu thời đại chúng ta.” ―Michael Lind, The New York Times Book Review
Những người quan tâm tới lịch sử thế giới đều không hề xa lạ với cái tên Will Durant, tác giả người Mỹ đã bỏ ra hơn 50 năm để hoàn thành bộ chuyên khảo sử học nổi tiếng “Câu chuyện của nền văn minh” (The Story of Civilization).
Đây là bộ sách mang tính bước ngoặt về lịch sử nhà nước hiện đại và đã nhận được nhiều lời khen từ giới chuyên môn. Trong đó, tập một Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp đã được bình chọn là Cuốn sách đáng chú ý nhất năm 2011 bởi New York Times, Cuốn sách hay nhất của năm 2011 bởi Globe and Mail và Tựa sách phi hư cấu hay nhất năm 2011 bởi Kirkus Reviews.
Ở tập 1 này, tác giả người Mỹ Francis Fukuyama – nhà triết học, nhà kinh tế chính trị từng nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ – đã đưa ra những giải thích sâu rộng về các thể chế chính trị cơ bản ngày nay. Dựa trên một khối kiến thức lớn về lịch sử, sinh học tiến hóa, khảo cổ học và kinh tế, tác giả đã cung cấp những hiểu biết mới mẻ về nguồn gốc của các xã hội và đặt ra những câu hỏi thiết yếu về bản chất chính trị.
Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện về thể chế chính trị giữa các tổ tiên linh trưởng của loài người tiếp nối theo đó là sự xuất hiện của các xã hội bộ lạc, sự lớn mạnh của nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc, sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ và Trung Đông, và sự phát triển của chính trị ở châu Âu cho đến trước thời kỳ Cách mạng Pháp. Đồng thời, cuốn sách lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng.
Chú thích ảnh
Tập hai “Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa”
Nếu Tập 1 bàn về quá khứ, thì Tập 2 Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa của bộ sách sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình hiện đại hóa của các thể chế chính trị phương Tây, đồng thời mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.
Nối gót câu chuyện dang dở của Tập 1, cuốn sách kể tường tận việc nhà nước, pháp luật, và dân chủ hình thành phát triển trong vòng hai thế kỷ qua ra sao; chúng tương tác với nhau và với các chiều kích phát triển kinh tế – xã hội như thế nào, để rồi cuối cùng, chúng đã bộc lộ những dấu hiệu suy tàn tại Mỹ và các nền dân chủ phát triển khác như đang thấy. Cuốn sách cũng đặt ra câu hỏi cốt yếu về việc làm thế nào để các xã hội phát triển các thể chế chính trị mạnh mẽ, công tâm và có trách nhiệm giải trình, với những ví dụ về sự rối loạn sâu sắc của nền chính trị Mỹ đương đại.
Sách được các dịch giả Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Quang Thái chuyển ngữ và phát hành bởi Omega Plus và NXB Thế giới.
Mời các bạn mượn đọc sách Trật Tự Chính Trị Và Suy Tàn Chính Trị: Từ Cách Mạng Công Nghiệp Tới Toàn Cầu Hóa của tác giả Francis Fukuyama & Nguyễn Khắc Giang (dịch).
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn