Cinque Terre

Quốc Văn Đời Tây Sơn – Hoàng Thúc Trâm full mobi pdf epub azw3 [Lịch Sử]

Tác giả :
Thể Loại : Chưa phân loại
EPUB MOBI PDF Đọc Online


PHÀM-LỆ

1) Sách này có hai mục-đích là giúp các bạn học-sinh dùng trong các trường học và cung tài-liệu cho bộ thuần-túy Việt-nam văn-học-sử sau này, nên tác-giả cố-gắng khảo-cứu cho được kỹ và chú-thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều-kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết-điểm đáng tiếc.

2) Phàm những sách báo tham-khảo để viết sách này, sẽ liệt-kê ở cuối. Còn nội-dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên-âm ra, hoặc sao-lục hay so-sánh ở sách báo quốc-ngữ nào, đều có chưa rõ xuất-xứ để độc-giả tiện kiểm-điểm lại.

3) Phàm những bản phiên-âm chữ nôm hay là những bản sao-lục quốc-ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn-nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao-minh chỉ-giáo.

4) Các tác-giả đời Tây-sơn, nhà nào có đủ tài-liệu thì ở tiểu-sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ-lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. 1

5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm-vi quốc-văn đời Tây-sơn (1778-1802) nên mấy tác-giả đời ấy, như Phan-huy-Ích, Nguyễn-hữu-Chỉnh, dầu có tác-phẩm bằng Hán-văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài-liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối-tượng nghiên-cứu.

6) Đối với các bài văn cổ đời Tây-sơn, ngoài sự chú-thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai-tư vãn », v.v… tôi xin mạo-muội chia phần và nêu tiểu-đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét.

7) Vì phải thu gọn trong khuôn-khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều văn đời Tây-sơn buộc phải trích-lược 2, hoặc chỉ dẫn được đầu-đề 3, xin đọc-giả lượng thứ.

***

LỜI ĐẦU

Nhà Tây-sơn (1778-1802) 4, do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời-đại, tiếng gọi của dân-chúng, chỗi dậy với bao hào-khí, hùng-tâm, giữ vững được tự do, chủ-quyền và lĩnh-thổ của Việt-nam, suốt từ Nam-quan đến Gia-định.

Về chính-sự cũng như về võ-công, đời Tây-sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật-khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời-gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn-thanh, nam đuổi được Xiêm-la, tây phục được Miên, Lào, thống-nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt-nam.

Một triều-đại dầu hưởng-thụ ngắn-ngủi, nhưng kinh-tế có tổ-chức, chính-trị có tổ-chức, quân-sự có tổ-chức, xã-hội có tổ-chức, không lẽ trên trang văn-học lại không có nét gì đặc-biệt đáng ghi ?

Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo-cứu đến đoạn lịch-sử Tây-sơn là một triều đại bị phe chiến-thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru-di giống-nòi, rất đỗi niên-hiệu Cảnh-thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI-VIỆT SỬ-KÝ khắc đời Tây-sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích !

Có thể bạn thích sách  Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 5 - Nhiều Tác Giả full prc pdf epub azw3 [Lịch sử]

Thời gian khảo-cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch-sử Tây-sơn, càng thấy có cái đặc-điểm văn-học : trọng-dụng quốc-văn.

Phải, một triều-đại đã có nhiều sáng-kiến về kinh-tế (như việc đòi lập nha-hàng ở Nam-ninh thuộc Quảng-tây), về võ-bị (như việc bắt-buộc đầu quân), về chính-trị (như việc làm thẻ tín-bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú-ý về văn-học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng-dụng quốc-văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn-học sử của thời đại ấy.

Đã tìm được phương-hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu-thụ lâm » quốc-văn Tây-sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây-sơn cũng trội về quốc-văn và QUỐC-VĂN ĐỜI TÂY-SƠN đã chiếm được một địa-vị quan-trọng trên trang sử văn-học thuần-túy Việt-nam cận-đại.

Nhà Tây-sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc-điểm về văn-học ấy, cũng như các sáng-kiến về mọi phương-diện khác, tuy không kịp phát-triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc-văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời-gian, chống với gió sương, dạn cùng giông-tố, vượt bao chật-vật khó-khăn để đến ngày nay, đi kịp tư-trào thế-giới, rèn thành một thứ lợi-khí cho Việt-nam xây-dựng một nền văn-hóa dân-tộc, khoa-học và đại-chúng.

Mồng sáu tháng giêng 1950

Tác-giả

***

Từ thế-kỷ thứ XVII, Việt-nam thành một cục-diện địa-phương cát-cứ : từ sông Gianh (Linh-giang) ra Bắc, gọi là Bắc-hà, nhà Trịnh 5 vịn họ Lê, cầm quyền thống-trị ; từ sông Gianh vào Nam, gọi là Nam-hà, nhà Cựu-Nguyễn 6 làm chúa ở Thuận, Quảng 7, riêng nắm chính-quyền.

Đến cuối thế-kỷ XVIII, nhất là từ năm kỷ-sửu (1769) trở đi, suốt nước rối loạn, đói kém, nhân dân điêu-đứng lầm-than ; quốc-nạn ngày một trầm trọng.

Anh em Tây-sơn, Nguyễn-Nhạc và Nguyễn-Huệ, với áo vải, cờ đào, nhân thời-thế, nổi lên từ năm tân-mão (1771).

Qua năm mậu-tuất (1778), Nguyễn-Nhạc lên ngôi hoàng-đế ở Qui nhơn, đặt niên-hiệu là Thái-đức.

Ta nên nhớ rằng trong buổi loạn-lạc, những người có thủ-đoạn, thường bỏ bút-nghiên, tập cung-kiếm, chứ không mấy khi giữ lề-lối, do khoa-cử mà xuất-thân. Cho nên từ anh em Tây-sơn đến các tướng ở bên vua Thái-đức bấy giờ hầu hết là những tay quân-nhân thượng-võ.

Hán-văn, đối với họ, có thể bị coi là những món xa lạ, không sát thực-tế. Vậy nên quốc-văn bấy giờ, vì nhu-cầu của thời-đại, vì sở-năng của cá-nhân, đã được đóng một vai trò lịch-sử khá quan-trọng.

Có thể bạn thích sách  Thầy Giáo Lắm Chiêu - Satoshi Mizukami full mobi pdf epub azw3 [Harem]

Chứng-cớ là vua Thái-đức từ khi lên ngôi (mậu-tuất, 1778) đến năm mậu-thân (1788) đã mười một năm đằng-đẵng, rất có đủ thì-giờ để tuyển dùng những nhà túc-nho, những tay khoa-bảng làm việc thảo sắc-thư, viết chiếu-chỉ ; nhất là Bình-vương Nguyễn-Huệ, bấy giờ đang làm đại-nguyên-súy, tổng-quốc-chính, rất có đủ điều-kiện và quyền-lực mà « động-viên » hết cả những bậc thông-nho ở khu « ảnh-hưởng » của Tây-sơn để nhờ giúp việc văn-hàn từ-lệnh. Vậy mà tờ chiếu do Bình-vương Nguyễn-Huệ gửi cho La sơn phu-tử Nguyễn-Thiệp (1) đề năm Thái-đức thứ mười một (1788), cũng viết bằng chữ nôm. Nguyên-văn như dưới đây :

« Chiếu truyền La-sơn phu-tử Nguyễn-Thiệp khâm tri 8 : Ngày trước ủy cho phu-tử về Nghệ-an tướng địa làm đô cho kịp kỳ này hồi-ngự 9. Sao về tới đó chưa thấy đặng việc nhỉ ? 10. Nên hãy giá-hồi Phú-xuân kinh, hưu-tức sĩ-tốt 11. Vậy chiếu ban hạ, phu-tử tảo-nghi dữ trấn-thủ Thận cộng-sự, kinh chi, doanh chi 12, tướng địa tu đô tại Phù-thạch hành-cung sao hậu cận sơn. Kỳ chính-địa phỏng tại dân-cư chi gian hay là đâu cát-địa khả đô, duy phu-tử dạo-nhãn giám định, tảo tảo tốc-hành 13. Ủy cho trấn-thủ Thận tảo lập cung-điện, kỳ tam nguyệt nội hoàn-thành, đắc tiện giá ngự 14. Duy phu-tử vật dĩ nhàn hốt thị 15. Khâm tai ! Đặc chiếu 16. Thái-đức thập nhất niên 17 lục nguyệt, sơ nhất nhật ». 18

Vua Quang-trung (1788-1792), trong năm năm trị-vì, hai năm đầu còn phải đấu-tranh bằng quân-sự, rồi bằng ngoại-giao để chiến thắng Mãn-thanh về hai phương-diện ấy mà giành lấy độc-lập, giữ trọn tự do ; đến vài năm sau lại lo chấn-chỉnh vũ-bị, định đánh Mãn-thanh, đòi đất Lưỡng-Quảng. Thế nghĩa là trong khoảng thời-gian ngắn-ngủi ấy, tâm-lực vua Quang-trung hầu chuyên-chú cả vào một việc đối-ngoại. Dẫu vậy, công-cuộc nội-trị của ngài cũng có nhiều đặc-sắc. Riêng một việc trọng-dụng quốc-văn đủ làm đại-biểu cho những đặc-điểm ấy.

Ngoài cái chứng-cớ chắc-chắn bằng bức chiếu-văn gửi cho La-sơn phu-tử như đã thấy rõ ở trên, các truyền-văn và dã-sử còn cho ta biết thêm :

1) Mỗi khoa thi, cứ đệ tam trường (kỳ thứ ba), các sĩ-tử phải làm thơ phú bằng quốc-âm. 19

2) Nhờ danh-sĩ Nguyễn-Thiệp dịch kinh, truyệnra tiếng nôm, nhưng Thiệp mới dịch được một ít, thì triều Tây-sơn đổ, nên những dịch-phẩm ấy đều bị tiêu-hủy hết.

Đến đời Cảnh-thịnh (1793-1800), nhiều nhà khoa-bảng rất giỏi Hán-văn như Phan-huy-Ích, Ngô-thì-Nhậm, Nguyễn-huy-Lượng tuy vẫn đang đứng ở trong triều, thế mà những việc quan-trọng như dụ quận Diệu, quận Dũng, dụ quân-dân thành Qui-nhơn và tế Hoàng thái-hậu, v.v… cũng thường thấy viết bằng quốc-văn cả, đủ biết đến triều Cảnh-thịnh (1793-1800), Bảo-hưng (1801-1802), quốc-văn đã chiếm được địa-vị lớn-lao là thế nào rồi.

Có thể bạn thích sách  Danh Môn - Cao Nguyệt full prc pdf epub azw3 [Dã sử - Quân sự]

Cái cớ quốc-văn được trọng-dụng, xu-hướng quốc-văn được bùng nổ ở đời Tây-sơn như vậy, tưởng cũng dễ hiểu.

Trong mấy lần Bắc-thuộc, phe chiến-thắng vì muốn giữ vững địa-vị thống-trị, bảo-vệ quyền-lợi của mình, thường dùng những thủ-đoạn tàn-khốc như tiêu-diệt văn-hóa của đối-phương, xóa-nhòa tinh-thần dân-tộc của nước bị-trị, để một mặt thì dân bị-trị ấy ngoan-ngoãn thu-hút lấy món giáo-dục ngu-dân, một mặt thì vất-vưởng bấp-bênh như cây đứt gốc, khó lòng cựa lên mà giành được cái quyền sống còn ở dươi ánh-sáng mặt trời. Cho nên hồi Minh đô-hộ (1414-1427), chúng đã cướp hết đồ-thư điển-tịch của ta từ Trần về trước, rồi chúng nhồi sọ cho ta bằng những TỨ-THƯ ĐẠI-TOÀN, TÍNH-LÝ ĐẠI-TOÀN ; đồng thời lại cấm dân ta không được cắt tóc, bắt đàn-bà con gái ta phải mặc áo ngắn, quần dài, theo lối ăn mặc của người Minh.

Mấy triều-đại tự-chủ tuy giữ được chủ-quyền về chính-trị và văn-hóa, nhưng còn những dây liên-lạc với Trung-quốc rất khăng-khít, chưa thể một sớm đã dễ phục-hưng về mặt tinh-thần, nên mãi đến cuối Lê thì tính-chất dân-tộc mới thật chớm nở.

Đến đời Tây-sơn, Nguyễn-Huệ từ đám bình-dân « áo vải » chỗi dậy, có tinh-thần một nhà cách-mệnh, đủ tư-cách một tay lãnh-đạo, nên về phương-diện văn-hóa, vua Quang-trung đã sáng-suốt hơn ai hết : trọng-dụng quốc-văn, vạch rõ con đường tiến tới : phải đi sát với thực-tế, phải gần-gũi với bình-dân để thích-hợp với nhu-yếu của nhân-dân và ăn nhịp với xu-thế của thời-đại. Sau năm năm trị-vì, dẫu cá-thể vua Quang trung đã mất đi, nhưng cái đà của quốc-văn cứ do đó mà tiến-triển. Vậy nên đến đời Cảnh-thịnh, Bảo-hưng thì cái xu-hướng quốc-văn đã lên cao, cứ việc nở bừng, lan rộng.

Mời các bạn đón đọc Quốc Văn Đời Tây Sơn của tác giả Hoàng Thúc Trâm.