Quyển sách này là quyển thứ 6 của tủ sách SOS2 do chúng tôi chọn và dịch ra tiếng Việt. Nó được Joseph Stiglitz viết hơn mười năm trước, vào những năm đầu của thời kì chuyển đổi, và được xuất bản đầu tiên năm 1994. Ông là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa.
Ông phê phán các lí thuyết kinh tế tân cổ điển, mô hình xã hội chủ nghĩa thị trường và mô hình thị trường cạnh tranh truyền thống dựa trên lí thuyết đó, làm rõ hơn những điểm mạnh điểm yếu của các hệ thống kinh tế. Ông gợi ý những chính sách kinh tế cho các nền kinh tế chuyển đổi.
Phê phán và đánh giá của ông khá cân bằng và khách quan trên cơ sở những kết quả mới nhất trong nghiên cứu kinh tế. Độc giả của tủ sách SOS2 sẽ thấy cuốn sách này rất lí thú, nhất là sau khi đã đọc các cuốn sách khác của tủ sách, đặc biệt là hai cuốn đầu của Kornai.
Joseph Stiglitz đã từng là cố vấn kinh tế của tổng thống Clinton, là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Ông đã thường xuyên thảo luận các vấn đề kinh tế chuyển đổi với các học giả và quan chức Trung Quốc và các nước Đông Âu từ đầu những năm 1980, và cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên bổ ích. Việt Nam đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi hơn mười lăm năm nay. Từ giữa các năm 1990, ông đã vài lần đến Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dường như đánh giá cao những lời khuyên của ông.
Với các độc giả Việt Nam cuốn sách vẫn có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa liên quan đến nội dung các cuộc tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, những vấn đề học thuật uyên thâm, mà còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc đổi mới đất nước. Trước hết nó, cũng như cuốn “Hệ thống Xã hội chủ nghĩa” của Kornai, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử kinh tế của mình trong hơn nửa thế kỉ qua, hiểu rõ hơn những vấn đề hiện tại, và hi vọng góp phần quan trọng trong định ra các bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài.
Cuốn sách không chỉ bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, mà cũng rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, các nhà báo, sinh viên và những người quan tâm khác.
Tuy bàn luận về những vấn đề lí thuyết sâu xa, song cuốn sách không dùng đến những kiến thức toán học cao siêu, nên có thể dễ đọc hơn với quảng đại bạn đọc. Tuy vậy, đây là cuốn sách chuyên khảo, cần phải có những hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được. Có một vài thuật ngữ toán (kinh tế) có thể lạ tai đối với một số bạn đọc (thí dụ như tính lồi [convexity], tính không lồi [nonconvexity], tuyến tính [linearity], phi tuyến [nonlinearity], v.v) bạn đọc nên xem lại các khái niệm toán sơ cấp hay cao cấp liên quan. Có một vài thuật ngữ kinh tế, như rent [tiền thuê, tô] đôi khi được dịch nhất quán là “đặc lợi” cho phù hợp với rents seeking [tìm kiếm đặc lợi]; hoặc polyarchy [(đa?) thứ bậc] lại được dùng nhất quán là phi thứ bậc để đối lập với hiearchy [hệ thống thứ bậc], có thể gây khó chịu cho một số độc giả. Tất cả những điểm như vậy đều có đánh dấu sao (*) ở các chỗ thích hợp. Mọi chú thích đánh số đều là của tác giả, các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Để tránh những khó khăn trên, và giúp việc nghiên cứu được thuận tiện phần chỉ mục [index] tỉ mỉ về các khái niệm, dẫn chiếu chúng tôi kèm cả thuật ngữ tiếng Anh để tiện dùng.
Do hiểu biết có hạn của người dịch, bản dịch chắc còn nhiều sai sót, mong bạn đọc lượng thứ và chỉ bảo. Mọi góp ý xin gửi về Tạp chí Tin Học và Đời Sống 25/B17 Hoàng Ngọc Phách [Nam Thành Công] Hà Nội, [email protected], hoặc [email protected].
Hà nội 11-2003
Nguyễn Quang A
Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? Người ta nói Mark Twain một lần đã nói rằng “Những tường thuật về cái chết của tôi đã quá phóng đại”. Nhưng nếu giả như tôi khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội với tư cách một hệ tư tưởng giờ đây chính thức được công bố đã chết, tôi không nghĩ đó là một sự phóng đại. Thắng lợi của Mitterand ở Pháp và những cuộc quốc hữu hoá xảy ra sau đó có thể được coi như những hơi thở cuối cùng của nó: Sự từ chối chủ nghĩa xã hội sau đó ở Pháp và các phong trào tư nhân hoá diễn ra khắp thế giới phát triển đã báo hiệu giờ cáo chung của nó.
Lời giải mà chủ nghĩa xã hội cung cấp cho vấn đề lâu đời về sự cân đối thích hợp giữa công và tư, giờ đây, từ viễn cảnh lịch sử hiện thời của chúng ta, có thể thấy là đã sai. Nhưng nếu nó đã dựa vào các lí thuyết kinh tế sai, hoặc chí ít không đầy đủ, các lí thuyết đã nhanh chóng đi vào lịch sử, nó cũng dựa trên các lí tưởng và giá trị mà rất nhiều trong số đó là vĩnh cửu. Nó đại diện cho một sự tìm kiếm một xã hội nhân đạo hơn và bình đẳng hơn.
Có một bài thơ của nhà thơ Mĩ vĩ đại, Robert Frost, bắt đầu như sau, “Hai đường rẽ ra trong rừng cây, và tôi-/ Tôi đã theo đường ít người đi,/ Và chính đó làm nên sự khác biệt”. Khi các nước nguyên xã hội chủ nghĩa bắt đầu hành trình của mình, họ thấy nhiều đường rẽ ra. Không phải chỉ có hai con đường. Trong số đó có nhiều đường ít người đi- chúng dẫn tới đâu chẳng ai biết cả. Một trong những cái giá to lớn của thử nghiệm bảy mươi năm qua của chủ nghĩa xã hội đã dường như là nó ngăn sự khai phá nhiều con đường khác. Khi các nền kinh tế nguyên xã hội chủ nghĩa bắt đầu hành trình này, hãy để chúng ta hi vọng rằng họ tâm niệm không chỉ đến tập hạn hẹp hơn của các vấn đề kinh tế mà tôi đã nêu lên trong cuốn sách này, mà đến cả tập rộng hơn của các lí tưởng xã hội đã thúc đẩy bao nhiêu nhà sáng lập của truyền thống xã hội chủ nghĩa. Có lẽ một vài trong số họ sẽ đi đường ít người đã đi hơn, và có lẽ chính điều đó làm nên sự khác biệt, không chỉ cho họ, mà cũng cho cả những người còn lại chúng ta.
________________________________________
[1]Khái niệm này được nhấn mạnh trong các mô hình danh tiếng (bao gồm các lí thuyết lương hữu hiệu) mà tôi đã thảo luận trước.
[2]Chúng ta nên lưu ý đến văn khoa sâu rộng lí lẽ rằng các hình thức nhất định của chủ nghĩa vị tha có giá trị sống còn trong một bối cảnh tiến hoá. (Vấn đề cốt yếu trong khung cảnh đó là, Đơn vị thoả đáng cho phân tích là gì?)
[3]Do Heibroner trích dẫn trong “Reflections: Economic Predictions”, New Yorker, July 8, 1991.
[4]George Akerlof, trong một trao đổi, đưa ra một giải thích khả dĩ: Có các đức hạnh có giá trị kinh tế, những người sử dụng lao động và những người khác sàng lọc các cá nhân để tìm ra liệu họ có các đức hạnh đó không. Các bậc cha mẹ, những người “tin” vào ứng xử tư lợi, có thể muốn có khả năng huấn luyện con cái của mình tỏ ra có các đặc tính đó nhưng đồng thời đơn thuần thực sự tư lợi. Nhưng điều này hoá ra khó. Tháo rời xem ra là việc không dễ. Cách hữu hiệu duy nhất để làm cho con cái tỏ ra sẵn sàng hợp tác và trung thực là thực sự có các đặc tính ấy. Tất nhiên, một khi đã được huấn luyện như vậy, họ thật lòng trong huấn luyện con cái mình có các đặc tính đó.
Có các thí dụ khác nơi mô hình chuẩn về cá thể kinh tế thất bại. Thí dụ, có các bằng chứng chứng tỏ rằng các cá nhân có thể được động viên hiệu quả hơn bởi các phần thưởng nội tại hơn là bởi các phần thưởng bên ngoài. Những người chủ trương vị trí trung tâm của ứng xử “tư lợi” trong kinh tế học bỏ qua các kết quả này như các trường hợp đặc biệt, hoặc đẩy sang lí thuyết cơ bản: Họ lí lẽ rằng, nhìn chung, hầu hết ứng xử kinh tế có thể được giải thích bằng giả thuyết đơn giản là các cá nhân có tính tư lợi.
[5]Đoạn này phần lớn lấy từ Stiglitz (1992c).
[6]Những đóng góp sớm cho văn khoa này bao gồm Farrel (1970), Alchian (1950), Winter (1971, 1975), và Nelson and Winter (1974, 1982). Có ít nhất ba luồng văn khoa lớn mới đây: một hướng phát triển từ các công trình của Nelson và Winter và tập trung vào công nghệ (và bao gồm các tác phẩm như của Dosi et al. 1988 và Hanusch 1988), dòng thứ hai phát triển từ công trình mới đây trong xã hội học (gồm công trình của Maynard-Smith 1876, 1982 và Hirshleifer 1977), công trình được trau chuốt thêm trong khuôn khổ của lí thuyết trò chơi dưới khái niệm cân bằng ổn định về mặt tiến hoá, và dòng thứ ba phát triển từ văn khoa về tổ chức (như điển hình bởi công trình của Hannan and Freeman 1977, McKelvey 1982 và Pelikan, 1982, 1989).
Mời các bạn đón đọc Chủ Nghĩa Xã Hội Đi Về Đâu? của tác giả Joseph E. Stiglitz.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn