Tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Landes, một vùng dân cư thưa thớt ở tây nam nước Pháp, được bao phủ rộng bởi những cánh rừng thông. Khi thiên tiểu thuyết bắt đầu, một vụ kiện đang bị bác bỏ. Người tường thuật, Thérèse có địa vị, bị xét xử tội đầu độc chồng mình Bernard bằng cách cho ông uống Fowler’s Solution quá liều, một thứ thuốc chứa thạch tín. Tuy có những bằng chứng vững vàng chống lại mình, bao gồm cả những toa thuốc cô giả mạo, vụ kiện bị ngừng lại; gia đình kết thúc các địa vị xã hội để tránh tai tiếng và bản thân Bernard cũng làm chứng cho lời biện hộ của cô. Trên đường từ tòa án về nhà, Thérèse nhìn lại cuộc sống của mình, cố gắng hiểu được điều gì đã khiến cô tiếp tục đầu độc chồng mình sau khi cô quan sát ông tình cờ uống thuốc quá liều. Cô giả thuyết rằng những hành động của cô là một phần của một “con dốc không thể nhìn thấy”, tạo nên từ những áp lực khi làm mẹ và hôn nhân và cuộc sống ngột ngạt khi làm vợ một địa chủ đạo Thiên Chúa những năm 1920 của nước Pháp thôn dã. Tuy vậy, Thérèse và cả người tường thuật không cung cấp một lời giải thích rõ ràng cho hành vi của cô.
Thérèse cho rằng cô có thể âm thầm rời bỏ chồng bây giờ khi vụ kiện đã kết thúc. Thay vào đó, Bernard thông báo rằng cô sẽ sống tại nhà của gia đình ông, Argeluose, một vị trí biệt lập trong rừng thông. Ông thực sự giam cầm cô ở đó, lấy lý do rằng cô đang mắc phải bệnh thần kinh, và thường xuyên xuất hiện trước công chúng với cô để dập tắt mọi lời xầm xì. Mối quan tâm của ông là cuộc hôn nhân sắp tới của em gái ông Anne với một chàng rể được duyệt bởi gia đình, không bị ngăn cản bởi vụ tai tiếng nào hết. Ông chỉ cho phép Thérèse bầu bạn với những người hầu dễ ghét, tách cô khỏi con gái mình, và đe dọa tống cô vào ngục vì tội đầu độc nếu không hợp tác. Thérèse sống chủ yếu nhờ rượu và thuốc lá, rơi vào trạng thái ngẩn ngơ thụ động và mất ngủ. Khi cô được yêu cầu tham dự một bữa dạ yến tổ chức cho Anne, chồng chưa cưới và gia đình anh, cô đã tham dự, nhưng vẻ ngoài hốc hác khiến cho các vị khách bị sốc. Bernard quyết định, không phải bàn cãi nữa, rằng vụ bê bối sẽ không bao giờ hoàn toàn được quên lãng trừ khi Thérèse được phép biến mất. Ông hứa cô có thể rời đi sau đám cưới của Anne, và chuyển cô về Argelous để theo dõi sự hồi phục của cô. Đám cưới trôi qua, ông đưa Thérèse tớiParisvà chào tạm biệt. Không có sự ly thân và li dị chính thức, và ông sẽ chu cấp cho cô để tiếp tục sống. Cô được tự do.
Thùy Andịch
Mauriac không đòi cái tuyệt đối; ông biết rằng cái tuyệt đối không tồn tại với đức hạnh trong trạng thái thuần khiết…
FRANÇOIS MAURIAC(11/10/1885 – 01/9/1970)
Giải Nobel Văn học 1952
* Nhà văn, nhà thơ Pháp
* Nơi sinh:Bordeaux(Pháp)
* Nơi mất: Paris (Pháp)
François Mauriacđược trao giải Nobel vì những tác phẩm phản ánh bi-hài kịch đời người với một tinh thần thấu suốt và nghệ thuật thuyết phục. Chủ đề chính trong sáng tác của ông là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, giữa Xác thịt và Linh hồn của “những con người sa ngã” và “nỗi cơ cực của con người không có Thượng đế”.
François Mauriacsinh trong một gia đình buôn rượu vang giàu có theo Công giáo, mồ côi bố khi chưa đầy hai tuổi, đến sống ở trang trại ông bà ngoại; bảy tuổi đi học, suốt đời mang ấn tượng về phong cảnh miền quê.
Tốt nghiệp trung học,F. Mauriacvào học khoa văn chương tại Đại họcBordeaux, sau chuyển đếnParis, làm báo và sớm trở thành nhà văn độc lập. Năm 1909, theo lời khuyến khích của tòa soạn báo Thời đại chúng ta,F. Mauriacxuất bản tập thơ đầu tiênNhững bàn tay gắn kết; nhưng phải đến năm 1922 ông mới nổi tiếng là nhà viết tiểu thuyết có tài với cuốnNụ hôn cho người hủi.
Trong Thế chiến I, tuy không phải nhập ngũ vì lí do sức khỏe,F. Mauriacvẫn tình nguyện tham gia tổ chức Hồng thập tự, phục vụ trong quân y viện hai năm ở Balkans, năm 1918 mới giải ngũ. Trong những năm 1920 ông viết hàng loạt tiểu thuyết, trong đó có cuốnSa mạc tình yêuđược tặng giải thưởng cao nhất của Viện Hàn lâm Pháp.
Thérèse Desqueyroux(1927) cũng là tác phẩm thành công, được giới phê bình coi là tiểu thuyết Pháp hay nhất đầu thế kỉ XX. Ổ rắn độc (1932) kể về một bi kịch gia đình với nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc được coi là đỉnh điểm trong sáng tác củaF. Mauriac. Năm 1933, nhà văn được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp.
Trong Thế chiến II,F. Mauriactham gia chống phát xít Đức chiếm đóng Pháp, ủng hộ De Gaulle. Tiểu thuyếtCuốn sổ đenđược trao tặng huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Sau năm 1945F. Mauriaclàm đại diện Pháp trong tổ chức Liên Hiệp quốc (UNESCO). Lần đầu tiên ông được đề cử tặng giải Nobel vào năm 1946, nhưng phải 6 năm sau mới được trao giải. Từ đó đến cuối đờiF. Mauriacxuất bản thêm 2 cuốn tiểu thuyết, hàng loạt hồi kí (chủ yếu về De Gaulle) và làm báo (giữ những chuyên mục rất nổi tiếng thời bấy giờ). Nhà văn mất năm 85 tuổi, một năm sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết cuối cùng.
Có thời kìF. Mauriacđược đánh giá là nhà văn Pháp lớn thứ hai trong thế kỉ XX (sau M. Proust), nhưng dần dần uy tín của ông bị giảm sút, theo các nhà phê bình thì chủ yếu là do đề tài và văn phong của ông hơi đơn điệu.
*Tác phẩm:
Yêu nhau, cả hai cũng nhìn về một hướng. Trong tình yêu chân chính không thể có sự áp đặt bởi một mãnh lực nào, càng không thể đòi hỏi trong tình yêu phải có sự trả giá bằng sự hẹp hòi, ích kỷ, quyền lợi và danh vọng… Thế nhưng, quan niệm “môn đăng hộ đối” của xã hội phong kiến đã khiến cho tình yêu chân chính bị lệch ngả, sai đường. Thérèse, một cô gái sống trong một tỉnh lẻ, có phẩm hạnh và có học thức, đã chấp nhận thành hôn với chàng trai láng giềng không phải vì tình yêu, mà vì sự gán ghép của họ hàng làng xóm theo quan niệm “môn đăng hộ đối” vô cũng nghiệt ngã, và cũng vì cha cô, một người đàn ông góa vợ muốn khỏi vướng bận vì có con gái. Bản thân cô muốn cơ nghiệp bền vững và gia tăng gấp bội… Và cũng do chính mình biếng lười đấu tranh, chấp nhận số phận như một an bài cho cuộc đời xuôi chèo mát mái, Thérèse đã phải sai lầm.
Ngay sau ngày cưới, Thérèse thất vọng vì cảnh sống khuôn phép, gò bó nơi gia đình chồng, và nàng đã phải chịu đựng những tháng ngày tẻ nhạt và vô vị bên người mình không yêu. Trớ trên thay, Thérèse lại được cha mẹ chồng tin cẩn, giao cho nhiệm vụ lôi kéo cô em chồng “về với lẽ phải”, nghĩa là “phải chấp nhận sự xếp đặt hôn nhân do chính gia đình lựa chọn”! Cô em chồng buộc phải từ bỏ người mà có ấy yêu say mê tha thiết, Jean Azévédo, để lấy con trai nhà Deguzlhem. Cô gái thề bảo vệ tình yêu cho đến chết, và cô tuyên bố nhận chịu sự phán xử của chị dâu mình.
Thérèse bị đặt trước tình huống nan giải: lẽ nào bắt cô em chồng đáng thương kia phải đi theo con đường buồn chán khổ đau như hiện thân của mình trong gia đình chồng hiện tại. Chính hàng đang khao khát có được mối tình say mê nồng nhiệt như cô em chồng mà không sao có được! Cuối cùng, bởi nhiệm vụ nặng nề thúc bách, Thérèse buộc phải tìm đến gặp chàng trai đề mong thuyết phục anh ta buông thả, trả em mình về với gia đình. Ðiều bất ngờ đến thảng thốt, nàng đã khám phá ra rằng, chàng trai nọ không hề có tình yêu chân chính với em mình, và… hạnh phúc là điều không có thật! Thérèse hoàn toàn thất vọng và nàng muốn thoát khỏi kiếp sống vô vị, ảo vọng đã ràng buộc nàng bởi quan niệm gia đình không tạo bằng tình yêu chân chính.
Không biết vô tình hay cố ý, Thérèse đã cho chồng uống thuốc quá liều, nhưng may thay chồng nàng thoát chết. “Vụ đầu độc” rốt cuộc được chính gia đình bên chồng dàn xếp ổn thỏa, và ngay cả cha nàng cũng đã làm như vậy. Tất cả chỉ vì muốn bảo vệ danh dự gia đình bên chồng, cũng như để khỏi ảnh hưởng đến việc thăng quan tiến chức của cha nàng đối với xã hội… Nói chung, Thérèse cũng như những người trẻ tuổi của xã hội phong kiến, bởi ràng buộc quan niệm gia đình khắt khe, vụ lợi… đã không thể sống cho chính mình bằng một tình yêu chân chính. Phải chăng, bản thân con người thiếu sự đấu tranh, dễ dàng chấp nhận sự an bài số phận, để phải trả giá đắng cay cho chính mình, và có nên cho đó là “cuộc tình buồn”?
Trong tác phẩm THÉRÈSE DESQUEYROUX, Françoise Mauriac sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó.
4-1990
NHỮNG NGƯỜI DỊCH
Mời các bạn đón đọc Cuộc Tình Buồn của tác giả François Mauriac & Nguyễn Bích Như (dịch) & Thu Uyên (dịch).
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn