Đây là cuốn sách về những gì xảy ra cho người ta khi sự thay đổi áp đảo họ. Nó cũng nói về những cách mà chúng ta thích nghi hoặc không thích nghi với tương lai.
Tương lai đã được viết rất nhiều. Tuy nhiên hầu hết những cuốn sách viết về thế giới ngày mai nghe như nốt nhạc kim loại chói tai. Ngược lại những trang sách này liên quan đến khía cạnh con người ngày mai. Hơn thế nữa, chúng liên quan đến những giai đoạn mà chúng ta dường như sẽ đạt đến ngày mai. Chúng giải quyết những vấn đề thông thường hàng ngày – những sản phẩm chúng ta mua và vứt bỏ, những nơi chốn chúng ta ra đi và bỏ lại phía sau, những công ty chúng ta ở, những người đi rất nhanh qua cuộc đời của chúng ta. Tương lai của tình bạn và cuộc sống gia đình được thăm dò. Những nền cận văn hóa và cách sống mới kỳ lạ được điều tra cùng với một dãy những chủ đề khác từ chính trị và sân chơi đến nhảy dù rơi tự do và tình dục.
Những gì liên kết những điều trên – trong sách cũng như trong cuộc sống là dòng thay đổi nhộn nhịp, quá mạnh đến nỗi nó lật nhào thể chế, di chuyển những giá trị của chúng ta và làm héo hon gốc rễ của chúng ta. Thay đổi là qui trình nhờ đó tương lai xâm chiếm cuộc sống của chúng ta, do đó phải xem xét kỹ nó, không những chỉ từ viễn cảnh của lịch sử, mà còn từ ưu thế của những cá nhân sống thở, nếm mùi nó.
Sự gia tăng thay đổi trong thời đại của chúng ta là một lực cốt yếu. Sức đẩy gia tăng này có những hậu quả cá nhân, tâm lý cũng như là xã hội học. Trong những trang tiếp theo, những ảnh hưởng gia tăng này lần đầu tiên được khai thác một cách có hệ thống. Tôi hy vọng cuốn sách chỉ rõ một cách thuyết phục là phải nhanh chóng kiểm soát tốc độ thay đổi trong công việc của con người cũng như là trong xã hội nói chung trừ phi con người không muốn bị kết án chết vì sự sụp đổ thích nghi tập thể.
Năm 1965, trong một bài viết đăng trên báo Horizon, tôi đặt ra cụm từ “cú sốc tương lai” để diễn tả Stress làm đảo lộn và sự mất phương hướng mà chúng gây ra cho cá nhân bằng cách bắt họ phải chịu quá nhiều thay đổi trong một thời gian quá ngắn. Bị khái niệm này quyến rũ, trong 5 năm sau đó tôi đã làm việc với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các cơ quan chính phủ, đọc rất nhiều báo chí và báo cáo khoa học, phỏng vấn hàng trăm chuyên gia và những khía cạnh khác nhau của sự thay đổi, và thái độ đối phó với tương lai. Những người được giải Nobel, híppi, những nhà tâm thần học, bác sĩ, thương gia, những người theo thuyết vị lai chuyên nghiệp, những nhà triết học, và các nhà giáo đã nói lên sự quan tâm của họ về sự thay đổi, những mối lo âu của họ về thích nghi, những mối sợ hãi của họ về tương lai. Tôi rời bỏ kinh nghiệm này với hai nhận thức bối rối.
Đầu tiên, rõ ràng cú sốc tương lai không còn là mối nguy hiểm tiềm tàng xa cách, nhưng là một căn bệnh thật sự mà một số lớn người tăng lên đã chịu đau khổ. Trạng thái tâm sinh lý này có thể được diễn tả theo từ ngữ y học và tâm lý học. Đấy là căn bệnh của sự thay đổi.
Thứ hai, tôi dần dần kinh sợ vì thấy sự thích nghi được biết quá ít, hoặc từ những người đi tìm và tạo ra những thay đổi rộng lớn trong xã hội của chúng ta, hoặc từ những người đáng lẽ phải giúp chúng ta đối phó với những thay đổi này. Các nhà trí thức đứng đắn đã can đảm nói về “giáo dục về sự thay đổi” hoặc “chuẩn bị con người cho tương lai”. Nhưng chúng ta hầu như không biết một tí gì về điều đó làm như thế nào ? Trong môi trường thay đổi nhanh mà con người đã bị phơi bày ra, chúng ta vẫn không biết một cách đáng thương hại về việc làm thế nào con người phải đối phó.
Các nhà tâm lý học và chính trị của chúng ta bối rối do sự chống cự dường như vô lý của một số cá nhân hoặc tập thể đang gánh chịu sự thay đổi. Người đứng đầu công ty muốn tổ chức lại một phòng ban, nhà giáo dục muốn giới thiệu một phương pháp dạy mới, viên thị trưởng muốn thực hiện sự hòa hợp chủng tộc ôn hòa trong thành phố của chúng ta – tất cả lúc này hay lúc khác, đều gặp phải sự chống cự mù quáng này. Vì chúng ta biết rất ít về nguồn gốc của nó. Thêm vào đó, tại sao có một số người hăng hái làm tất cả với khả năng của họ để tạo ra sự thay đổi, trong khi những người khác trốn tránh ? Không những tôi chẳng tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó, mà còn phát hiện ra rằng chúng ta thiếu một lý thuyết đầy đủ về thích nghi, không có nó thì chúng ta chẳng bao giờ tìm ra câu trả lời.
Do đó mục đích của cuốn sách này là giúp chúng ta quan hệ với tương lai – giúp chúng ta đối phó có hiệu quả hơn với sự thay đổi xã hội và cá nhân bằng cách làm tăng thêm sự hiểu biết của chúng ta về việc làm thế nào con người đáp lại sự thay đổi đó. Cuối cuốn sách, một lý thuyết mới bao quát về thích nghi sẽ được đưa ra.
Có sự phân biệt quan trọng cần chú ý, mặc dù nó hay bị xem thường. Hầu hết nghiên cứu các hậu quả thay đổi tập trung về điểm đến mà sự thay đổi đưa chúng ta tới hơn là tốc độ hành trình. Trong cuốn sách này, tôi cố gắng chứng minh rằng tốc độ thay đổi có bao nhiêu hàm ý hoàn toàn ngoài hướng thay đổi ra, đôi khi tốc độ thay đổi quan trọng hơn hướng thay đổi. Không thể hiểu được sự thích nghi nếu sự thật này không được nắm bắt. Bất kỳ cố gắng nào định nghĩa “nội dung” thay đổi phải gồm cả hậu quả tốc độ đi như là một phần của nội dung.
William Ogburn, với lý thuyết nổi tiếng của ông ta về lệch pha văn hóa, đã chứng minh làm thế nào những Stress xã hội phát sinh ra từ các tốc độ thay đổi thất thường trong những lĩnh vực khác nhau của xã hội. Khái niệm về cú sốc tương lai – và lý thuyết thích nghi rút ra từ đó – đề nghị phải có sự cân bằng, không phải chỉ giữa các tốc độ thay đổi trong các lĩnh vực khác nhau, mà còn là giữa nhịp độ thay đổi (đúng cho nhiều cuốn sách mặc dù các tác giả không thích nói đến).
Tuy nhiên sự lỗi thời số liệu có ý nghĩa đặc biệt ở đây, được dùng như để chứng minh luận thuyết riêng của cuốn sách về sự nhanh chóng của thay đổi. Theo thời gian các tác giả rất khó theo kịp với thực tế. Chúng ta chưa học để nhận thức, nghiên cứu, viết và in ấn “theo thời gian thực”. Do đó độc giả phải tự nhận thức nhiều với chủ đề chung hơn là với chi tiết.
Một hạn chế khác có liên quan đến động từ “sẽ”. Không có nhà theo thuyết vị lai nghiêm túc nào buôn bán “lời tiên tri”. Việc này dành cho các nhà tiên tri vô tuyến truyền hình và các nhà chiêm tinh học báo chí. Ngay cả những người quen thuộc với độ phức tạp của công việc dự báo cũng không có ai cho rằng đã hiểu biết tuyệt đối ngày mai. Trong những dòng chữ mỉa mai ngọt ngào dường như là câu châm ngôn Trung Quốc : “Tiên đoán cực kỳ khó – đặc biệt đối với tương lai”.
Điều này có nghĩa là mỗi lời phát biểu về tương lai phải được một dãy từ hạn định đi theo – những “nếu’, những “và”, những “nhưng”, và những “mặt khác”. Do đó nếu xác định chất lượng một cuốn sách loại này thì chỉ chôn độc giả dưới hàng loạt từ “có thể” dồn dập. Thay vì làm việc đó, tôi có quyền nói chắc chắn, không một chút do dự, tin rằng độc giả thông minh sẽ hiểu vấn đề văn phong. Chữ “sẽ” phải luôn luôn được đọc như là nó được đi trước bằng các chữ “có thể” hoặc “theo ý tôi”. Tương tự như thế, tất cả ngày tháng áp dụng cho các biến cố tương lai cần phải được hiểu ngầm với một chút phán xét.
Tuy nhiên, sự bất lực không thể nói chắc chắn và chính xác về tương lai không phải là lời cáo lỗi cho sự im lặng. Dĩ nhiên, khi các “số liệu cứng” có sẵn, phải được đưa vào để xem xét. Nhưng khi chúng không có, người viết có trách nhiệm – ngay cả nhà khoa học – có quyền và nghĩa vụ dựa trên những loại bằng chứng khác, gồm cả các số liệu thuộc trường phái ấn tượng và giai thoại và ý kiến của những người được thông tin đầy đủ. Tôi đã làm việc đó trong cả cuốn sách và không cần phải xin lỗi về chuyện đó.
Khi giải quyết với tương lai, ít nhất cho mục đích có thể với tới được, rất quan trọng phải có óc tưởng tượng và sâu sắc hơn là một trăm phần trăm đúng. Lý thuyết không cần phải “đúng” để có thể là có ích. Ngay cả sai lầm cũng có chỗ dùng được. Các bản đồ thế giới do các nhà vẽ bản đồ thời Trung Cổ vẽ đầy sai lầm, làm cho những người ngày nay mỉm cười khi toàn bộ mặt địa cầu được vẽ trên hải đồ. Nhưng những nhà thám hiểm lớn không bao giờ có thể phát hiện ra Tân Thế Giới nếu không có chúng. Ngay cả những bản đồ chính xác hơn và tốt hơn ngày nay sẽ không được vẽ, nếu với những bằng chứng giới hạn có sẵn, con người không dám đặt trên giấy những khái niệm can đảm về thế giới mà họ chưa bao giờ thấy.
Chúng tôi thám hiểm tương lai giống như những người làm bản đồ xưa kia, và đó là tinh thần mà khái niệm cú sốc tương lai và lý thuyết thích nghi được trình bày ở đây – không phải như là lời cuối cùng, mà là sự phỏng chừng đầu tiên về những thực tế mới đầy nguy hiểm và hứa hẹn do sức đẩy gia tăng tạo ra.
***
Bạn đọc đã từng biết đến Alvin Toffler với tác phẩm Thăng trầm quyền lực do Nhà xuất bản Thông tin lý luận xuất bản phần đầu năm 1991, lần này chúng tôi tiếp tục giới thiệu với bạn đọc tác phẩm Cú sốc tương lai – một trong bộ ba tác phẩm nổi tiếng đã đưa tác giả của nó lên vị trí “nhà tương lai học lừng danh”.
Với dung lượng thông tin đầy ắp và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, tác phẩm đã miêu tả, phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh những đổi thay đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người từ xưa đến nay; rút ra những nhận định và đặc điểm của thời đại mà chúng ta đang sống. Đưa người đọc vượt qua những phát kiến hấp dẫn của “thời kỳ bùng nổ” để đến với những giải pháp nhiều mặt về vật chất và tinh thần, về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, về mỗi cá nhân và cả cộng đồng.
Mặc dù vậy, nhiều luận điểm nêu trong Cú sốc tương lai vẫn cần phải đàm luận do nhân sinh quan và thế giới quan của tác giả – nhưng để phục vụ yêu cầu nghiên cứu của bạn đọc, Nhà xuất bản tổ chức dịch để cung cấp cho bạn đọc thông tin dưới dạng TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN
THÔNG TIN LÝ LUẬN
***
Cuốn sách “Cú Sốc Tương Lai” của Alvin Toffler là một tác phẩm nổi tiếng trong lĩnh vực tương lai học, nói về tác động của sự thay đổi nhanh chóng và không ngừng của xã hội đến cuộc sống của con người. Toffler mô tả cách mà sự thay đổi này gây ra sự bất ổn và căng thẳng cho cá nhân và xã hội, và đồng thời nhấn mạnh về sự quan trọng của việc thích nghi với môi trường mới.
Cuốn sách đưa ra một cái nhìn sâu sắc về những vấn đề mà con người phải đối mặt trong môi trường đầy biến động. Toffler lần đầu tiên giới thiệu khái niệm “cú sốc tương lai” để mô tả sự bất ổn và mất phương hướng mà con người phải đối mặt khi đối diện với sự thay đổi quá nhanh chóng trong xã hội.
Cuốn sách không chỉ tập trung vào việc phân tích tác động của các thay đổi công nghệ, kinh tế và xã hội, mà còn nhấn mạnh về việc cần phải có sự thích nghi linh hoạt và sáng tạo từ phía con người. Toffler lập luận rằng, để tồn tại và phát triển trong một thế giới đầy biến động, con người cần phải học cách thích nghi và tạo ra những giải pháp mới.
Mặc dù có những lời phê bình về việc sử dụng từ ngữ và dự đoán trong sách, nhưng “Cú Sốc Tương Lai” vẫn là một tài liệu quan trọng và hữu ích cho những người quan tâm đến tương lai của xã hội và con người. Cuốn sách đã góp phần mở ra một cuộc thảo luận sâu sắc về cách mà chúng ta có thể đối phó với những thách thức và cơ hội của thế giới đang thay đổi không ngừng.
***
Tóm tắt:
Review:
Điểm mạnh:
Điểm cần lưu ý:
Nhìn chung, Cú Sốc Tương Lai là một cuốn sách quan trọng và đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến những tác động của sự thay đổi nhanh chóng đối với con người và xã hội.
Đoạn trích hay:
Cuốn sách này dành cho ai?
Bạn có thể mua sách này ở đâu?
Bạn có thể mua sách này tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc mua trực tuyến trên các trang web bán sách uy tín như Tiki, Fahasa, Vinabook,…
Chúc bạn đọc sách vui vẻ!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài review sách khác trên mạng để có cái nhìn toàn diện hơn về cuốn sách này.
Lưu ý: