Một tác phẩm đương đại lãng mạn và đang khuấy động bạn đọc trẻ Việt Nam qua bản chuyển ngữ tinh tế của Nguyễn Thanh Thư. Để rồi khi gấp trang sách lại, sự nuối tiếc khiến bạn muốn lật trang đầu để đọc lại. Tác phẩm viết về sự cô đơn, về những con người sống trong không gian ảo và cũng là nơi để tình yêu chấp cánh cho hai nhân vật chính, dù cái kết để lại trong lòng người đọc sự xót xa.
Một lối kể chuyện rất hấp dẫn, văn phong tinh tế, sang trọng và cho thấy kiến thức sâu rộng và uyên thâm của tác giả, một nhà khoa học, nhà văn, cử nhân vật lý, cử nhân kinh tế, tiến sĩ tin học, tiến sĩ khoa học về hoá học, Giáo sư đại học sư phạm, người viết chương trình máy tính cho viện Hoá của Mỹ trụ sở tại Đức. Tiểu thuyết được viết theo kiểu song tuyến, xen lẫn từ đầu đến cuối là những dòng tự sự, độc thoại, hồi ức của hai nhân vật chính…
“Cô đơn trên mạng” từng là tác phẩm best – seller tại Ba Lan, được dịch ra nhiều thứ tiếng và mới nhất, đến bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyễn Thanh Thư, con gái nhà văn Nguyên Hồng và đã từng chuyển ngữ nhiều tác phẩm của văn học Ba Lan ra tiếng Việt…
TT – Cô đơn trên mạng vừa thời sự vừa hiện đại. Thời sự, vì nói chuyện tình yêu trên mạng và nhiều vấn đề liên quan đến mạng. Hiện đại, vì tác giả là một nhà khoa học nên đã cho người đọc nhiều thông tin khoa học thời sự và quan trọng nhất của thời đại, ví dụ: sắp xếp chuỗi gen, di truyền học…
(Tiểu thuyết của Janusz Leon Wisniewski, Nguyễn Thanh Thư dịch, NXB Trẻ)
Văn phong của Wisniewski vừa có sự nồng nàn của nghệ sĩ, vừa mang tính rành mạch, khúc chiết của một nhà khoa học.
Đọc truyện, thấy tác giả luôn bị ám ảnh trước những thân phận nhỏ bé, thiệt thòi trong xã hội. Văn của ông đầy kiến thức khoa học, rất gợi cảm nhưng cũng thấm đẫm chất nhân văn.
Dịch giả Nguyễn Thanh Thư, con gái nhà văn Nguyên Hồng, kể rằng chị đã bật khóc ngay khi vừa khép lại trang sách…
* Một cuốn sách cuốn hút đối với người đọc. Còn với chị, chị đã biết đến Cô đơn trên mạng như thế nào?
– Cách đây hai năm tôi có nhờ bạn bè ở Ba Lan tìm cho một số tác phẩm văn học đương đại của Ba Lan để giới thiệu với bạn đọc VN. Và trong số nhiều cuốn sách tôi nhận được, có tập truyện ngắn Lạc nhịp của Janusz L. Wisniewski mà năm ngoái tôi đã dịch ra tiếng Việt (NXB Phụ Nữ phát hành). Tôi thích giọng văn, thích lối quan sát tinh tế, lối cảm nhận giàu cảm xúc của tác giả này.
Sau đó tự ông gửi qua bưu điện cho tôi cuốn tiểu thuyết Cô đơn trên mạng. Đây là cuốn sách best – seller trong nhiều tháng, nhiều năm ở Ba Lan (trên 200.000 bản đã được bán) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Tôi còn nhớ đêm đọc xong cuốn sách ấy, khi gấp cuốn sách lại, tôi đã òa khóc như một đứa trẻ và thổn thức mãi, không sao ngủ được. Tôi đã phải dậy bật máy tính để viết cho tác giả về những cảm xúc của mình. Và tôi nói với ông rằng nhất định tôi sẽ phải dịch cuốn sách này để bạn đọc VN được đọc nó.
* Nhưng tại sao chị lại chọn văn học Ba Lan?
– Bạn đọc VN hẳn không thể quên được những tác phẩm kinh điển của nền văn học Ba Lan đã được dịch ra tiếng Việt như Quo Vadis, Trong sa mạc và trong rừng thẳm, Thầy lang, Con hủi, Pharaon… hay gần đây hơn là Thơ Szymborska, Nghệ sĩ dương cầm, một tác phẩm được chuyển thể thành bộ phim cùng tên đã mang lại giải Oscar cho đạo diễn Ba Lan Polanski năm 2003.
Ba Lan, một đất nước với diện tích tương đương diện tích VN và số dân khoảng 40 triệu người, nhưng đã có tới bốn giải Nobel văn chương. Tuy nhiên, bạn đọc nước ta còn ít được biết đến văn học đương đại Ba Lan. Chính vì thế nên tôi mới có nguyện vọng được giới thiệu một phần mảng văn học này ở VN, bắt đầu từ Janusz L. Wisniewski.
PHẠM XUÂN NGUYÊN thực hiện
Theo Tuoitre.vn
Tóm tắt:
Đánh giá:
Nhận định chung:
Phỏng vấn dịch giả Nguyễn Thanh Thư:
Kết luận:
“Cô Đơn Trên Mạng” của Janusz Leon Wisniewski không chỉ là một câu chuyện tình yêu trên mạng đẹp đẽ mà còn là một tác phẩm phản ánh sâu sắc về xã hội hiện đại và sự cô đơn của con người trong thế giới ảo. Sự kết hợp giữa tri thức khoa học và những cảm xúc dịu dàng, bất tận của tình yêu khiến tác phẩm này không chỉ là một tiểu thuyết lãng mạn mà còn là một bài ca tôn vinh trí tuệ và tri thức.
Wisniewski, với bản thân là một nhà khoa học, đã đưa vào tác phẩm những kiến thức sâu rộng về máy tính, ADN, giải mã gen, bộ não và cảm xúc, đan xen tinh tế với những câu chuyện tình yêu, góp phần làm nên một tác phẩm đa chiều, phong phú. Qua đó, tác giả không chỉ kể về một tình yêu đẹp mà còn thể hiện được sự cô đơn, lạc lõng của con người trong xã hội hiện đại, nơi mà công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng tạo ra khoảng cách giữa con người với con người.
Văn phong của Wisniewski vừa nồng nàn, giàu cảm xúc nhưng cũng không kém phần rõ ràng và sắc sảo, phản ánh chân thực nỗi ám ảnh trước những thân phận nhỏ bé, thiệt thòi trong xã hội. Dịch giả Nguyễn Thanh Thư, thông qua việc chuyển ngữ tác phẩm này sang tiếng Việt, đã mang lại cho độc giả Việt Nam cơ hội tiếp cận một góc nhìn mới mẻ về văn học đương đại Ba Lan.
“Cô Đơn Trên Mạng” là một tác phẩm độc đáo, một cuốn sách khiến bạn khó có thể gập lại mà không cảm thấy xúc động, thậm chí là bật khóc bởi nó không chỉ đề cập đến tình yêu mà còn là sự đối mặt với cô đơn, sự lạc lõng trong một thế giới mà con người ngày càng trở nên phụ thuộc vào công nghệ. Tác phẩm này chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng giá cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, tình yêu và con người trong kỷ nguyên số.