Hành Lý Hư Vô Hành lý hư vô. Đó là thứ duy nhất có thể mang theo. Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng. Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người. Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không. Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành. Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết. *** Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn và với “Hành lý hư vô”, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi. “Hành lý hư vô. Đó là thứ duy nhất có thể mang theo. Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng. Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người. Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không”. Lần này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở lại với một cuốn tản văn mới mang tên Hành lý hư vô. Cuốn sách với 32 mẩu chuyện như chính tác giả đã chứng kiến và kể lại cho các bạn. Những câu chuyện rất người, rất mộc mạc, gần gũi đến nỗi như bạn như đang hiện diện ở đó, cũng chạy qua con hẻm đó, cũng ở trên ngọn núi đó, thấy từng mảnh đời, từng nhân vật sao mà thật đến lạ. Là cậu chàng Khờ trong Đá trổ bông luôn chờ đợi một người mẹ từng nói: “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu” mà đá thì có bao giờ nở bông, dẫu mẹ Khờ có thực sự ở đây cũng chắc gì đã lay chuyển được cậu. Là ngôi nhà cũ của ông già bán được bạc tỷ giữa khu phố sáng choang những cửa hàng thời trang, mỹ viện, khách sạn trong Bên cuộc nổi trôi, vậy mà ông vẫn ung dung, mặc kệ bao lời gọi mời. Là một gia đình cháy nắng tỉnh khô trong Mưa mai là mưa khác, dù bão giông khiến họ mắc kẹt lại ở nhà trọ, không cách nào trở về, nhưng họ vẫn tỉnh rụi “chơi được cứ chơi, mai tính tiếp”, như thể tin báo bão chẳng liên quan gì đến họ. Là ông Hồ đi tìm “mấy đứa” của ông trong Hồ đi tìm voọc, đám voọc chà vá chân nâu sắp bị mất rừng bởi những thứ xa hoa sắp được dựng lên, nơi mà chúng vẫn hay ngồi bắt rận cho nhau vào những ngày không giông bão. Là đống đồ cồng kềnh vứt dần sau mấy lần chuyển nhà, chỉ còn lại những hư vô chất đầy trên xe, thứ cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, đến lúc mục rã đi còn chưa xài tới. Cuốn sách với chất buồn man mác để lại nhiều chiêm nghiệm trong lòng người đọc. Vẫn với chất văn buồn man mác và để lại trong lòng người đọc một chút cảm giác hư ảo, một chút ngẫm nghĩ sau mỗi câu chuyện. Dường như từng câu chuyện chúng ta đều tận mắt thấy, tận tai nghe và hiện diện ở đó như thể chúng ta tham gia vào câu chuyện, là một nhân vật trong đó. Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn, với Hành lý hư vô, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt, mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi, có khi lại quên mất giữa nhịp sống hối hả. Một chút thân quen cứ như câu chuyện của chị hàng xóm, của cô bác họ hàng hay của chính bạn, ai cũng có nỗi lo toan, niềm hy vọng hay loay hoay đi tìm cách sống tốt hơn. Hành lý hư vô như gói hành trang cần có giữa cuộc sống vốn dĩ đầy chật vật bộn bề, như ngôi nhà thân thương mà ta luôn tìm về, để thấy yên ả đến lạ, để thấy còn có cái tình bên trong mỗi con người. *** Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì? Tôi nghĩ chắc là chất văn chương. Ngay từ sáng sớm, khi các anh chị em trong nhà còn ngủ, mỗi lần tôi thức trước là lại nghe tiếng đầu bút Bic của mẹ tôi chạy loạt soạt trên trang giấy. Âm thanh đó sẽ còn trở lại trong đêm, khi mấy đứa con đã say ngủ. Một âm thanh trên đời không mấy người được nghe. Chỉ có thể có trong một sự yên tĩnh tuyệt đối, với một loại lao động cô độc đến nao lòng. Có khi rất nhanh, hối hả, tưởng như sợ không kịp với những ý tưởng đang tuôn ra. Nhưng cũng có khi ngập ngừng, thậm chí dừng lại rất lâu, đến mức tôi gần như nín thở chờ nghe nó lướt tiếp… Tết năm 1963, gần như đủ mặt nhà tôi (chỉ thiếu anh Nguyễn Ðức Lập không biết lúc đó đi đâu. Ðứng giữa thầy và mẹ tôi là chị Trần Quang Thế, con của thầy tôi và người vợ trước. Ngoài ra từ trái sang phải là chị Thanh Hương, em Thanh Thái, Phương Chi, Thanh Bình, chị Nghi Xương, tôi, anh Ðức Trạch, Ðức Thạch. 1. Từ trong máu… Tôi chào đời ngày 18-10-1951, tại một vùng quê nghèo thuộc Chợ Gò Mỹ Thịnh, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Nghe mẹ kể, đó là một ca sinh khó nhưng tôi lại chào đời… im ru không một tiếng khóc, cũng chưa biết là trai hay gái. Đỡ đẻ là chị Toàn, con cô Bốn chị của thầy tôi [2] – thầy tôi thứ Năm. Tuy ở tỉnh nhưng chị Toàn lúc ấy đã có bằng Sage Femme D’État (Nữ hộ sinh Quốc giacủa chính quyền thuộc địa Pháp. Chị ngạc nhiên kêu lên: – Trời đất, đứa nhỏ này sao kỳ vậy? Mẹ tôi hoảng hốt cố nhìn xuống thì thấy đứa con chỉ là một khối tròn đẫm nước ối! Mẹ đang muốn xỉu thì chị Toàn hạ giọng vừa sợ sệt vừa mừng rỡ: – Hình như nó… đẻ bọc?… Để coi… Làm sao gỡ cái bọc cho nó khóc mới thở được… Mẹ tôi kể, đó là một cái bọc trắng (phải chi bọc điều chắc đời tôi sướng lắm!bao hết toàn thân tôi. Chị Toàn phải mằn mò cái bọc, tìm chỗ là cái miệng của tôi để thọc ngón tay vào đâm lủng rồi từ đó xé ra! – đâm trúng con mắt chắc tôi đã thành… thằng chột! Thằng tôi lúc ấy mới tha hồ mà khóc! Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe Trần có vui sao chẳng cười khì [3] Tôi sinh ra đời không khóc không cười, không biết có phải là dị nhân? Không rõ, chỉ biết tôi thuộc loại bịnh tật dặt dẹo từ nhỏ nhưng rất lì, dù thể lực yếu kém nhưng hầu như không việc gì không dám làm. Chợ Gò Mỹ Thịnh là một làng nghèo ở ngay chân một ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn, nghèo tới mức có tiếng “chó ăn đá gà ăn muối”. Tôi lúc ấy là thằng con thứ… bảy của mẹ, một cô giáo vùng kháng chiến Liên khu 5, làm sao có đủ sữa để bú? Chỉ được nước cháo cầm hơi, tôi khóc ngặt nghẹo suốt ngày, được mẹ thương ấn vú vào là lập tức ngậm chặt nút lấy nút để không buông, dù không có miếng sữa nào – có lẽ vì vậy mà sau này miệng móm? Đến đây thì chắc phải đặt câu hỏi, vì sao năm 1943, thầy mẹ tôi, vừa đang làm báo Sài Thành vừa đang dạy học ở Sài Gòn, đã có ba đứa con đầu cộng thêm ba đứa con riêng của thầy, lại dắt díu nhau trở về quê nghèo để chịu đựng quá nhiều cực khổ? Chắc không gì hơn là xin trích một đoạn ngắn trong hồi ký của mẹ tôi về khoảng thời gian này: “… Năm 1943, khi máy bay Đồng minh thả bom xuống Sài Gòn, chồng tôi đang làm việc ở Huế, nhắn tin tôi phải dẫn lũ nhỏ về gấp Quảng Ngãi để tránh bom. Mặc dù cha mẹ tôi ngăn cản, anh chị chồng tôi không bằng lòng, nhưng tôi vẫn cứ thu xếp sang nhà, bán đồ đạc, sắp xếp đâu vào đó để đưa mấy đứa con về Quảng.
Nguồn: https://thuviensach.vn