Namaskar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái được xuất bản lần đầu vào năm 2008, nay được NXB Trẻ tái bản lại cùng lúc với cuốn Salam! Chào Ba Tư – một sáng tác mới của tác giả, làm thành một bộ 2 cuốn về hai nền văn hóa lâu đời của thế giới.Namaska! Xin chào Ấn Độ phác họa đất nước Ấn Độ khái quát từ chiều dài lịch sử đến bề rộng, chiều sâu về văn hóa, tôn giáo,… được trình bày theo lối nghĩ khoa học, sắc bén của một nhà ngoại giao, tiến sĩ văn hóa Phương Đông qua lối viết mềm mại của nhà văn Hồ Anh Thái. Được đánh giá là một cuốn sách độc đáo có ích dành cho những ai lần đầu tiên đến Ấn Độ, hoặc muốn khám phá đất nước – văn hóa – con người Ấn Độ, vì đọc Namaska! Xin chào Ấn Độ có thể tìm thấy ngay những điều cần quan tâm: Lịch sử hay Kinh sách; Tôn giáo hay Văn hóa hay Văn chương… Những khái niệm về Ấn Độ đã được tóm lược một cách súc tích, ngắn gọn nhưng sáng rõ ở mức dễ tiếp nhận nhất, được trình bày theo quan niệm của đạo Hindu: Tư tưởng, sản phẩm văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán… Cuốn sách hấp dẫn hơn một cuốn nhập môn là bởi giọng văn Hồ Anh Thái. Anh sử dụng nhiều thể loại cho từng phần: du ký dành cho các miền văn hóa, tản văn khi viết về tính cách Ấn, khảo cứu, tiểu luận khi đề cập tôn giáo,lịch sử, phong tục tập quán. Sách còn đẹp vì còn có nhiều minh họa – là những bức tranh thần thánh Hindu theo phong cách tranh thờ dân gian hoặc tranh tượng hiện đại, và hình các biểu trưng. *** Vốn có một sự đam mê cuồng nhiệt với Ấn Độ nên chỉ cần có quyển sách nào viết về Ấn là tôi sẽ lôi về đọc thử, có lẽ đó cũng như là một sự thương nhớ Ấn, đọc để soi mình trong đó, để tìm thấy những điểm chung rồi “à, mình biết” hoặc để tìm thấy những điều mình không biết rồi bứt rứt và lên kế hoạch cho những lần đến Ấn Độ sau đó. “Namaskar!” cũng vậy. Hồ Anh Thái là một cái tên lạ lẫm nhưng đọc phần tiểu sử thấy ông đã từng có những năm tháng sống và làm việc ở Ấn Độ nên cũng háo hức mượn Yến về đọc thử. Cảm nhận đầu tiên à, sách dày, giấy nhẹ được bọc rất cẩn thận, khổ cầm vừa tay, các phần tiêu đề khá promising và tràn cảm xúc cũng như suy nghĩ của người Viết. Khởi đầu cũng không tệ. Đọc thử xem sao. Đọc hết quyển rồi đóng sách lại, ấn tượng duy nhất của mình về quyển sách là một mớ kiến thức chen lẫn với những cảm xúc của người viết, một cách lộn xộn. Để rồi đọc xong vẫn không hình dung được Ấn Độ, vẫn thấy những mơ hồ chen lấn, tựa như dòng suy nghĩ của người viết cũng lộn xộn. Theo từ điển định nghĩa “khảo luận” là dạng “nghiên cứu và bàn luận sâu một vấn đề gì, thường là dưới dạng luận, dạng một cuốn sách” Vây mà những kiến thức được trình bài trong này lại không sâu, đọc và có cảm giác như mình đang đọc một mớ kiến thức wiki được tổng hợp lại, những thứ kiến thức bề mặt, chỉ search internet là ra. Những kiến thức không có sự đối chiếu từ nhiều nguồn cũng như sự reflect thông qua những trải nghiệm của bản thân người viết (với dân bản xứ chẳng hạnđể có cái nhìn từ nhiều khía cạnh của vấn đề. Cũng phải thôi, cả một nền văn hóa mà gọi gọn trong mấy trăm trang sách là điều không thể thế nhưng quả thật cách viết một vấn đề theo những thông tin quá bề mặt như vậy thực sự làm mình thấy khó chịu. Là một người đã từng ở Ấn, đã từng đến thăm hàng loạt đền thờ, nhảy múa trong lễ hội với dân địa phương nên những điều tác giả viết về các vị thần ở Ấn thật sự khiến mình thất vọng khi nó cứ đều đều và thậm chí còn chẳng giống những câu chuyện dân gian mà mình từng được nghe các bạn Ấn kể. Thấy đất nước Ấn Độ của Hồ Anh Thái hiện ra xa lạ. Một phần mình thấy không ổn trong cuốn sách đó là sự ưu ái mà tác giả dành cho ngôi chùa Việt Nam cùng sư chủ trì của ngôi chùa ở đất Phật Ấn Độ. Nếu như trong những phần trước, Hồ Anh Thái chỉ đóng vai trò là người gom nhặt, liệt kê các thông tin thì trong những câu chuyện về ngôi chùa, Hồ Anh Thái đã đóng vai trò như một nhân vật của câu chuyện, và cuốn khảo luận trở nên giống một cuốn du ký hơn khi Hồ Anh Thái kể lại những câu chuyện của mình, những mẩu đối thoại, suy nghĩ mang tính cảm xúc hơn là suy luận, phân tích. Nhưng một lần nữa, mình không thấy Ấn Độ của mình trong những câu chuyện này, câu chuyện vậy là cứ trôi tuột. Hơn nữa, mình đọc vì Ấn Độ, để xem con người Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ được thể hiện trong từng bữa ăn, nhịp thở, từng cử chỉ hàng ngày. Hoàn toàn không phải để đọc về văn hóa Phât giáo Việt đã được mang vào Ấn như thế nào và phát triển ra sao. Hồ Anh Thái chỉ là không cho người đọc cái quyền lựa chọn ấy. Cứ thê, câu chuyện về ngôi chùa và vị sư chủ trì kéo dài, kéo dài. Cuối cùng là nói về kết cấu cuốn sách. Mỗi phần của cuốn sách được phân ra theo tiêu đề của các chủ đề sẽ được nói đến trong cuốn sách. Chủ đề hay nhưng sắp xếp loạn, không theo một logic nào hết khiến người đọc không tạo được dòng suy nghĩ, không xâu chuỗi được sự việc. Cuốn sách cứ dài thượt mà sau này tìm lai mục phần có thông tin quan trọng chắc là điều bất khả thi lắm. Mình suggest cuốn sách này cho ai nhỉ? Cho những bạn mới biết ít về Ấn Độ hoặc đang thu thập thông tin chuẩn bị cho cuộc dạo chơi ở vùng đất này nhé. Còn với những bạn yêu Ấn, hiểu Ấn, đã từng ở Ấn thì có lẽ cuốn sách là một sự thừa thãi mà bạn chưa chắc đã nhất tiết phải đọc. Cứ giữ Ấn Độ của bạn trong tim thôi/
Nguồn: https://thuviensach.vn