Chớ Để Ngày Mai (Richard Templar“ẾCH” do NXB Văn nghệ Thượng Hải xuất bản, vừa phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12 này, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng tò mò háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thích truyện của Mạc Ngôn. Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vật chính – một nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mật, phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai. Đây là một đề tài cực kỳ hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và đầy kịch tính. Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này.*** Mạc Ngôn, nhà văn giành giải Nobel Văn học 2012, đã sáng tác cuốn “Ếch” như một lời xin lỗi gửi tới vợ vì từng yêu cầu vợ phá thai. Mạc Ngôn đã chia sẻ câu chuyện này trong một cuộc phỏng vấn tại Bắc Kinh với tờ tạp chí của Đức – Der Spiegel. Ngay trước khi cuốn tiểu thuyết “Ếch” được xuất bản tại Đức, đại diện tạp chí Der Spiegel đã tới phỏng vấn Mạc Ngôn để biết thêm thông tin về sự ra đời của cuốn sách. “Ếch” được coi là cuốn sách dữ dội nhất của Mạc Ngôn trong việc khắc họa hình ảnh quan chức Trung Quốc ở vùng nông thôn. Trong quá trình thực thi triệt để chính sách một con tại địa phương mình, họ hiện lên thật đáng sợ. Tác giả cho biết ông đã dùng chính những trải nghiệm của dì ruột (người dì này của ông sinh tới 4 người concũng như trải nghiệm của chính vợ chồng ông để viết nên tác phẩm “Ếch”: “Trung Quốc đã trải qua những thay đổi dữ dội trong vài thập kỷ qua, thay đổi đến nỗi nhiều người cảm thấy mình như thể nạn nhân của thời cuộc xoay vần. Tuy vậy, rất ít người quan tâm và tự hỏi: Trong cuộc xoay vần đó, có bao giờ vì những khó khăn của bản thân mà mình đã làm tổn thương người khác. Tác phẩm “Ếch” trả lời cho câu hỏi đó, nó nói về trách nhiệm của mỗi con người trong cuộc sống. Tôi đã có lúc bảo vợ đi phá thai vì tương lai của mình. Hành động đó cho tới nay vẫn khiến tôi cảm thấy mình có lỗi.” Mạc Ngôn cho biết ông viết tác phẩm “Ếch” như một cách để tự dằn vặt, trách cứ mình và xin lỗi vợ. Tuy vậy, vợ Mạc Ngôn chưa từng đọc cuốn sách. “Tôi đã dặn cô ấy đừng đọc bởi nếu thử đọc, cô ấy sẽ lại phát điên lên với tôi vì những gì tôi viết trong đó. Không phải tất cả mọi điều tôi viết trong truyện đều xảy ra trong gia đình nhà dì và nhà tôi. Tôi thêm cả những câu chuyện được nghe chính các bác sĩ kể lại nữa.” Mạc Ngôn đã gián tiếp chỉ trích chính sách một con của Trung Quốc trong tác phẩm này: “Là một người cha, tôi luôn nghĩ rằng mọi người được quyền tự quyết định mình sinh bao nhiêu con. Nhưng là một công chức, tôi phải tuân thủ luật định, chỉ sinh một con thôi, không thể nhiều hơn. Vấn đề dân số của Trung Quốc không dễ gì mà giải quyết được. Và tôi cũng chắc chắn một điều rằng: Không ai được phép sử dụng bạo lực để ngăn một người nào đó sinh thêm con.”*** Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật tỉnh Sơn Đông. Là tác giả tạo nên cơn sốt văn học Trung Quốc tại Việt Nam thông qua một loạt các tiểu thuyết được chuyển ngữ và xuất bản từ thập kỷ trước như Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận… Mạc Ngôn đã để lại dấn ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi tài năng văn chương không thể phủ nhận. Giải thưởng Nobel Văn học năm 2012 một lần nữa khẳng định địa vị quan trọng của Mạc Ngôn trong nền văn học thế kỷ 20 của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Tác phẩm chính Khác Ma chiến hữu, nguyên tác: Chiến hữu trùng phùng (战友重逢, (2004, một tác phẩm đề cập đến lính Trung Quốc hy sinh trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979[2][3]. Giải thưởng