Hẹn Mùa Hoa Cúc

Hẹn Mùa Hoa Cúc

Tác giả:
Thể Loại: Trinh Thám - Hình Sự
Nguồn: https://thuviensach.vn
PDFĐỌC ONLINE

Nhật Bản thế kỷ 18 đã sản sinh ra một tác phẩm kinh điển của thể loại chí quái, không thua kém “Liêu Trai chí dị” hay… phim Hollywood ngày nay. Chẳng cứ phim Hollywood, yếu tố này trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh là một ví dụ cổ điển vô cùng nổi tiếng. Nhưng Liêu Trai chí dị có lẽ chỉ nổi tiếng hơn vì Trung Quốc đông dân, chứ một cấu tứ như vậy không hề hiếm gặp, ở Việt Nam thì có Truyền kỳ mạn lục, còn Nhật Bản, tuy có lẽ hiếm được độc giả Việt Nam biết đến về mảng này, cũng có Hẹn mùa hoa cúc, một tác phẩm không kém cạnh chút nào về những yếu tố ma quỷ ảo diệu hay những thông điệp ẩn giấu đằng sau sự ma mị. Trong Hẹn mùa hoa cúc, cũng như Liêu Trai chí dị, ma quỷ thì nhiều, nhưng những hồn ma bóng quỷ ấy chẳng đủ sức làm những độc giả đã quen với kỹ xảo doạ dẫm của điện ảnh hiện đại phải e ngại. Những câu chuyện hồn ma vượt đường xa để giữ lời hứa với bạn, người vợ đã chết vẫn thuỷ chung chờ chồng, hay ngay cả người vợ bị bỏ rơi hoá thành ma nữ đuổi theo người chồng bội bạc và nhân tình, dù là ma đấy quỷ đấy nhưng không hề giật gân hù doạ.*** Nguyên tác Kikka no Chigiri ( lời ước hẹn gặp lại nhau giữa mùa hoa cúccủa Ueda Akinari (Thượng Điền Thu Thànhđã in trong Ugetsu Monogatari (Vũ Nguyệt Vật Ngữhay Truyện Đêm Mưa Trăng Lu. Theo lời tựa, tập truyện được viết xong vào một đêm tháng ba trời mưa trăng lu năm Minh Hòa thứ 5 (1768, lúc tác giả 34 tuổi. Bản đầu tiên in năm An Vĩnh thứ 5 (1776. Người dịch dùng bản được Asano Sampei hiệu chú và nhà xuất bản Shinchô phát hành năm 1979. Sinh năm 1734 trong một xóm yên hoa ở Osaka (1, Ueda là đứa con vô thừa nhận của một cô gái làng chơi. Lên bốn, mẹ bỏ không nuôi, được một thương gia giàu có và tốt bụng nhưng không con trai, đem về cho ăn học. Ông bị lên đậu ngặt nghèo, tuy thoát chết nhưng liệt hết mấy ngón tay (nên một trong những bút hiệu của ông là Zenshi Kijin (2nghĩa là Quái Nhân Cụt Ngón. Sau khi sống một quãng đời thanh niên đồi trụy, ông sớm thức tỉnh trở lại nối nghiệp cha nuôi buôn dầu và buôn giấy nhưng không mấy chí thú vì vẫn mang giòng máu nghệ sĩ. Năm 1771, sau trận hỏa tai làm tiêu tan sản nghiệp, ông chuyển sang nghề đông y và viết văn. Cuối đời (1793, về sống ở Kyoto và mất năm 1809, trong nghèo túng, vợ chết, không con cái và hầu như mù. Tên tuổi Ueda Akinari gắn liền với văn xuôi Nhật Bản cận đại. Ảnh hưởng của ông rất sâu đậm đối với Kyokutei Bakin (1767-1848, tiểu thuyết gia số một thời Edo và những thế hệ đi sau (3. Phần ông thì chịu ảnh hưởng của các tiểu thuyết gia đời Minh như La Quán Trung (4, Phùng Mộng Long (5… Riêng Hẹn Mùa Hoa Cúc đã mượn đề tài truyện ” Phạm Cự Khanh Kê Thực Sinh Tử Giao ” (6sưu tập trong tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc của họ Phùng, Cổ Kim Tiểu Thuyết, quyển thứ 16. Akinari thích viết truyện quái đản vì nó là loại văn phổ biến nhất trong quần chúng đương thời nhưng có thể một phần do bản chất thần bí của chính ông. Suốt đời, ông hay viếng đền thần chồn Inari vì tin thần đã cứu mạng lúc mình lâm bạo bệnh. Giáo sư René Sieffert đã dịch truyện nầy sang Pháp văn (xem Le Rendez-vous aux Chrysanthèmes trong Contes de pluie et de lune, Unesco, Folio, Paris, 1956. Xin để ý lời văn trong truyện nầy tuy có dụng công nhưng chung qui rất thô phác, cổ kính, ngay khi đã được chuyển ra kim văn. Niên hiệu An Vĩnh (An-ei, 1772-1781bên Nhật, lúc tác phẩm ra đời, tương đương với thời Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh ở nước ta.

Nguồn: https://thuviensach.vn