Khi Biệt đội 6 (Team 6) đánh bại kẻ thù số 1 của công chúng – Osama bin Laden, Jon Stewart đã tuyên dương họ như những “người X” đời thực, ABC thì ví họ với siêu nhân và tờ Tuần báo Newsweek mô tả họ như những chàng trai “ngầu” nhất thế giới, làm những công việc ẩn danh mà công chúng không hề biết đến.
Theo trang web của Lực lượng Hải quân chiến đầu, mỗi năm có khoảng 1000 người tham gia huấn luyện cho lực lượng chiến đấu và thông thường chỉ có khoảng 200 đến 250 người trụ lại được. Khóa huấn luyện cơ bản bao gồm “tuần địa ngục” khét tiếng: năm ngày rưỡi các ứng cử viên chỉ ngủ tổng cộng bốn tiếng đồng hồ và phải chạy hơn 200 dặm, tập các bài tập thể chất hơn 20 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau thời gian vài năm huấn luyện, chỉ có một số ít những thành viên lực lượng chiến đấu dạn dày được tham gia Đội biệt kích chiến đấu số 6, một lực lượng bí mật được thành lập sau nỗ lực thất bại năm 1980 giải cứu các con tin Mỹ tại Iran. Nhiệm vụ chính của Team 6 là chống khủng bố và chống nổi dậy.
Các thành viên Biệt đội 6 đã trục xuất tội phạm chiến tranh ở Bosnia, tham gia vào những trận chiến khốc liệt tại Afghanistan và trong năm 2009 họ khống chế được ba tên cướp biển Somali và giải cứu con tin Mỹ chỉ với ba phát đạn.
Thật tình cờ, hai cuốn hồi kí của hai cựu thành viên Biệt đội đã được xuất bản cùng thời điểm: cuốn “Seal Team Six” (Biệt đội 6) của tác giả Howard E.Wasdin, thành viên bị thương nặng trong trận chiến Mogadishu năm 1993 của đội và cuốn “The Heart and the Fist” (tạm dịch: Trái tim và nắm đấm) của tác giả Eric Greitens, một cựu chuyên gia nghiên cứu, từng tham gia Lực lượng Hải quân chiến đấu năm 2001 (nhưng không phải thành viên Đội chiến đấu số 6).
Mặc dù hai cuốn sách vừa kể không khác nhau nhiều, câu chuyện thuật lại của Wasdin viết một cách bản năng theo lối tiểu thuyết ly kì hồi hộp của Tom Clancy, trong khi cuốn của Greiten lại mang tính triết lý và toàn diện hơn; cả hai cuốn sách đều là những câu chuyện chỉ dành cho người lớn, giống như những cuốn sách khác viết về Biệt đội Hải kích, thuật lại chi tiết những thử thách trong cuộc huấn luyện quân đội hà khắc.
Cả hai cuốn sách đều mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới về cuộc huấn luyện đã giúp Team 6 thành công trong chiến dịch tấn công tiêu diệt Bin Laden, một chiến dịch bí mật và chính xác, tiêu diệt gọn tên “đầu sỏ khủng bố” chỉ với hai phát đạn.
Cả hai tác giả đều nhấn mạnh rằng sự rèn luyện, đồng đội, cùng với khóa huấn luyện căng thẳng kéo dài đã giúp trang bị cho các thành viên trong Đội khả năng điều chế cảm xúc sợ hãi và sự thuần thục của cơ bắp cùng với bản năng chống trả mọi mối nguy hiểm.
“Biệt đội Hải kích hay bị nhầm lẫn với Lực lượng biệt kích cảm tử”, Greiten viết. “Sự thật là Biệt đội Hải kích có khả năng tấn công dữ dội, nhưng đây cũng không phải điều khiến nó trở nên đặc biệt đến vậy. Hai tuần huấn luyện cùng hàng tá súng trường, bất kì nhóm 16 người nào (cỡ một trung đội) cũng có thể chiến đấu cùng nhau. Chúng tôi rất cẩn trọng, kỷ luật và biết cách sử dụng lực lượng cân đối.”
Wasdin cũng nhấn mạnh khả năng của các thành viên lực lượng, có thể nhận ra “cấp độ bạo lực tương ứng với tình huống và điều chỉnh chúng dễ dàng như công tắc bóng đèn.”
Wasdin chia sẻ, chính tuổi thơ đau thương ở Florida và Georgia bên người cha dượng bạo hành đã giúp ông vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của cuộc huấn luyện. Sau đó, những trận chiến thật sự đã giúp ông điều khiển “suy nghĩ, cảm xúc và những đau thương của tuổi đầu đời” như “một vấn đề sống còn”. Ông nhớ lại rằng cha dượng đã đánh ông tàn bạo bằng một chiếc thắt lưng khi Wasdin không nhặt được những quả hồ đào rơi trên đường vào nhà. “Ông ta không hề nghĩ rằng những quả hồ đáo đó rụng sau khi tôi đã thu nhặt xong tất cả hồ đào. Lỗi của tôi là đã không thể hiện đủ sự cần cù”. Ông đăng kí tham gia đội tìm kiếm cứu nạn Hải quân năm 20 tuổi, sau khi đã hết sạch tiền theo học Cao đẳng.
Greiten thì có một chặng đường khó khăn để đến với Lực lượng. Lớn lên ở Missouri, nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là “đã sinh ra nhầm thời”, rằng “thời của những anh hùng” có lẽ đã qua và có lẽ ông đã bỏ lỡ “tấm vé tới cuộc đời đầy ý nghĩa” ấy. Ông học Đại học Duke, giành được học bổng Rhodes ở Oxford và có bằng Tiến sĩ, viết luận văn về những bước tiến nhân đạo và công việc cứu trợ.
Trong vòng nhiều năm, Greiten làm việc tại các trại tị nạn ở Croatia, xem xét các dự án cứu trợ ở Rwanda và gặp Đức mẹ Teresa ở Ấn Độ. Ông trở thành “người tán thành sử dụng quyền lực ở những nơi cần thiết để bảo vệ người yếu và kết thúc các cuộc thanh lọc sắc tộc để kết thúc nạn diệt chủng”. Vào năm 26 tuổi, ông đăng kí tham gia Hải quân, từ chối lời đề nghị ở lại Oxford với công việc tư vấn có lợi.
Nhiều cuốn sách của Greiten đề cập tới sự phát triển tầm nhìn rộng lớn hơn của anh về dịch vụ công. Và những bạn đọc đặc biệt quan tâm tới những trải nghiệm của Lực lượng nhằm tăng kĩ năng và những cuộc huấn luyện ngày nối ngày như trong cuốn “Đội chiến đấu số 6” của Wasdin (viết cùng Stephen Templin, một giáo sư hợp tác tại Đại học Meio Nhật).
Trong cuốn sách này, Wasdin (được biết như “Waz-man” của các đồng nghiệp, “Casanova”, “Người đàn ông khổng lồ nhỏ bé” và “người khó tính” đưa ra mô tả riêng của anh về trận Mogadishu. Wasdin kể lại nhiều hồi ức đau lòng, có những hồi ức lại như cổ tích.
Độc giả được chiêu đãi những bữa tiệc xúc giác cao độ với những kĩ năng độc nhất mà thành viên của Đội phải đạt được. Wasdin viết về cuộc huấn luyện bằng chính những trải nghiệm thực.
Wasdin kể lại chi tiết ông đã học để trở thành thiện xạ như thế nào, từ cách tính tốc độ đến cách chế chiếc găng tay loại của phi công màu xanh của anh thành màu đen và cắt bỏ bớt vải ở phần bóp cò. Anh cũng chia sẻ cách anh nhận biết những nhiệm vụ nguy hiểm. Đó là khi bạn nhìn thấy các máy bay hải quân có hỗ trợ bình phản lực cất cánh. Nếu bạn nhìn thấy máy bay của bạn có trang bị thêm những bình Jato này, địa điểm bạn sắp đến sẽ rất nguy hiểm.
Chính việc Wasdin học được hồi nhỏ “đảm bảo không một quả hồ đào nào còn sót lại trên đất” đã giúp ông an toàn trong Đội. Sự cẩn thận ấy đã giúp ông “không bị bắn, không bị thổi bay”, cũng không bao giờ gặp phải trục trặc khi mở dù.
Wasdin cũng lưu ý rằng, sự chuẩn bị, tập luyện, tính chính xác là rất cần thiết. Đây chính là điều mà Lực lượng chiến đấu chống Bin Laden đều hiểu rất rõ. “Lúc bình thường bạn càng tập luyện kĩ càng thì bạn càng ít đổ máu khi tham chiến”, Wasdin viết.
Những chiến sĩ âm thầm của Biệt đội 6 đã tham gia hàng trăm điệp vụ bất khả thi. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng. Họ được cả xã hội tôn vinh nhưng không ai biết họ thực sự là ai, tất nhiên, trừ những viên chức cao cấp. Cùng với những điệp vụ khó khăn, huân chương và các khoản thưởng hậu hĩnh cũng đang chờ đợi họ.
Nguồn: https://nhasachmienphi.com