“Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp trong dòng đời sinh hóa bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải là cái gì khác.”-PGS. TS. Lã Nguyên
“Nhà giáo – nhà văn Đinh Trọng Đoàn đã đem đến cho người đọc bao nỗi băn khoăn, day dứt, trăn trở về thế sự nhân sinh qua những tác phẩm in đậm phong cách của một cây bút văn xuôi này, xem nó là một trong những yếu tố cần thiết, quan trọng tạo nên sự hấp dẫn riêng trong truyện ngắn của ông.”
TS. Đỗ Phương Thảo
***
Ma Văn Kháng lao động văn chương như một người H’Mông trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị. Không ồn ào to tiếng với ai. Nét mặt anh cũng có cái vẻ chất phác núi rừng, ít nói, ít tranh luận, nghe ai nói nhiều chỉ gật đầu, hơi như ngơ ngác nữa.
Độc giả văn chương quen biết anh bằng tập Xa phủ (1969), tập truyện đầu tay, xinh xinh và đáng yêu như những chú thỏ non trong rừng rậm. Và sau đó thì đều đặn, năm in một tập, năm in hai tập, ở các Nhà xuất bản Văn học, Thanh niên, Phụ nữ, Công an nhân dân, Lao động và Kim đồng. Tính đến Đồng bạc trắng hoa xòe là ấn phẩm thứ mười một của anh trong vòng thập niên trở lại đây, thuần về miền núi.
Văn học miêu tả dân tộc miền núi, nói nghiêm túc, mới chỉ có sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến Việt Bắc. Những tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai trước kia (Tiếng gọi của rừng thẳm, Truyện đường rừng, Suối đàn), ít nhiều của Thế Lữ (Vàng và Máu, Một đêm trăng), chỉ là những truyện mượn rừng núi nhằm gây một cảm giác ly kỳ rùng rợn. Người đặt nét bút đầu tiên khai phá vùng núi cao trong văn học Việt Nam phải kể là Nam Cao với Ở rừng (1948). Đấy mới chỉ là những phác thảo trong những trang nhật ký duyên dáng của anh, nhưng bóng dáng người miền núi hiện ra đã thật là có tình và đáng yêu. Rồi Nam Cao mất, chưa kịp làm gì thêm cho miền núi nữa.
Cùng sống với Nam Cao là Tô Hoài, có Núi Cứu quốc (1948). Vẫn chỉ là những nét phác thảo. Phải đến năm 1953, cái vùng đất biên cương núi non trùng điệp vòng phía Tây Bắc Tổ quốc mới lấp lánh trong văn học Việt Nam với Mường Giơn giải phóng và Vợ chồng A Phủ. Và sau nữa thì tiểu thuyết Miền tây (1967) khẳng định mảng văn học miền núi trong bức tranh toàn cảnh văn học cách mạng Việt Nam là không thể không chú ý được, là đã đóng chốt vào rồi. Nhà văn Tô Hoài với ngọn bút lão luyện và tài hoa, đã chấm phá bức tranh thủy mạc về người về cảnh miền núi chinh phục chúng ta từ nhiều năm nay. Con dế mèn phiêu lưu đã xòe cánh trên vùng Tây Bắc… một lời khen rất có duyên về anh, và chứng tỏ cái uy thế tuyệt đối của anh về địa bàn miền núi.
Lúc ấy Ma Văn Kháng vẫn còn là cậu học trò cần cù học, đọc và lầm lũi như chú bé dân tộc theo mẹ đi chợ, đi theo con đường của Nam Cao, Tô Hoài khai phá.
Tiếp bước cha anh… đấy là truyền thống dân tộc.
Tác phẩm
Mời các bạn đón đọc 100 Truyện Ngắn – Tập 3 của tác giả Ma Văn Kháng.
Nguồn: https://www.dtv-ebook.com.vn