100 Triết Gia Tiêu Biểu Thế Kỷ XX

100 Triết Gia Tiêu Biểu Thế Kỷ XX

Tác giả:
Thể Loại: Triết Học
Nguồn: https://www.thuvienpdf.com
PDFĐỌC ONLINE

Althusser là khuôn mặt hàng đầu trong phong trào được gọi là “chủ nghĩa Mác-cấu trúc luận( Structural Marxism) ,một trào lưu tìm cách giải thích lại Marx qua ánh sáng các tác phẩm của những nhà cấu trúc như Lévi-Strauss. Là thành viên của đảng Cộng sản Pháp , con đường triết lí của Althusser gắn liền với những bước thăng trầm của tổ chức này,đặc biệt là trong những cuộc tranh luận gay gắt về chính sách diễn ra trong nội bộ đảng sau dư chấn của cuộc tố cáo tội ác Stalin tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên sô năm1956 và trong bối cảnh sự rạn nứt ngày càng lớn giữa Nga cộng và Tàu cộng .Phần lớn những đóng góp chính của Althusser vào lí thuyết Mácxít ,như lí thuyết về việc đọc triệu chứng (Symtomatic reading), học thuyết về sự rạn vỡ tri thức luận( epistemological break),

Luận đề Tất định thái quá( the Overdeterminism Thesis) và việc nhấn mạnh vào sự tách biệt rạch ròi giữa khoa học và ý thức hệ nảy sinh từ việc ông tham gia vào những cuộc tranh luận này cũng như sự quan tâm về sau của ông đối với tác phẩm của Mao trạch Đông .Người gây ảnh hưởng sớm nhất vào Althusser là triết gia khoa học Gaston Bachelard mà từ tác phẩm của vị này Althusser đã phái sinh cơ sở cho học thuyết về sự rạn vỡ tri thức luận .Althusser cũng rút ra nhiều từ tác phẩm của Lenin và Gramsci mà những học thuyết về bá quyền và những lí thuyết về mối lien hệ tương tác giữa nền tảng kinh tế của xã hội và thượng tầng kiến trúc văn hoá của nó đã có một ảnh hưởng sâu xa trên tư tưởng Althusser thời trưởng thành .Ý chính trong dự phóng của Althusser là thiết định chủ nghĩa Mác như một “chủ nghĩa phản nhân văn lí thuyết”( a theoretical anti-humanism); nghĩa là như một lí thuyết xã hội chỉ quan tâm tới tiến trình lịch sử hơn là tới những tác động của các cá thể người ; đó là “tiến trình lịch sử không có chủ thể” ( historical process without a subject), như nó được mệnh danh..Chủ nghĩa cấu trúc ,với sự gắn kết vào những cơ cấu sâu xa vận hành độc lập khỏi tư tưởng và hạ thấp vai trò của tác động con người trong lịch sử,là điểm qui chiếu hiển nhiên ở đây.Quan tâm của Althusser trong những can thiệp lí thuyết của ông là đặt dấ nhấn vào những văn bản thời trưởng thành của Marx,chẳng hạn bộ Tư bản luận , so với những tác phẩm của Marx thời trẻ,mệnh danh là thời kỳ nhân bản của những năm đầu 1840s, chẳng hạn như Bản thảo kinh tế triết học năm 1884).Chống lại thời thượng của những tác phẩm Marx trẻ còn đậm ảnh hưởng Hegel nơi những nhà Mácxít nhân bản của Pháp,Althusser thiết định sự tồn tại của một đổi thay đầy kịch tính trong tư tưởng Marx vào khoảng giữa những năm 1840s, một sự đứt đoạn hay “rạn vỡ tri thức luận “, trên đại thể là từ các quyển L’Idéologie Allemande ( Ý thức hệ bên Đức) và Thèses sur Feuerbach ( Luận đề về Feuerbach) trở đi, chúng đánh dấu sự trưởng thành của Marx như một lí thuyết gia khoa học. Trước 1845,tư tưởng Marx bị hạn chế bởi những khái niệm ý thức hệ của thời đại ông ; sau 1845 ông dẫn dắt một cuộc phê phán khoa học đối với chính ý thức hệ của mình và chỉ ra những khiếm khuyết bất cập cùng những mâu thuẫn nội tại của nó .Chìa khoá để nhận dạng sự rạn vỡ này nằmtrong lí thuyết của Althusser về cách đọc triệu chứng (symptomatic reading) trong đó mục tiêu là cách li cơ cấu nằm bên dưới của tư duy (mà Althusser gọi là “problematic”) nó điều khiển sự sản xuất ra văn bản và khuôn đúc lập luận. Bản chất của một problematic –mà sự tương đồng thân tộc với khái niệm “hệ hình”(paradigm)của Kuhn đã được nhiều nhà bình luận lưu ý – là đặt ra giới hạn cho cái gì có thể được tư duy hay đặt thành vấn đề , và một cách đọc triệu chứng quan tâm chính yếu đến việc nhận ra đâu là những giới hạn đó. Nơi Althusser có sự phân biệt sắc nét giữa ý thức hệ, một hệ thống khép kín của tín ngưỡng với biết bao những mâu thuẫn nội tại mà phần lớn chúng ta không ý thức được trong kinh nghiệm sống trải hàng ngày , và khoa học, một hệ thống tìm tòi khám phá luôn mở ra cho sự thay đổi từ bên trong. Chủ nghĩa Mác, qua lí thuyết duy vật biện chứng, đối với Althusser, là một khoa học và mọi khoa học được nhìn như là vượt qua tầm với của ý thức hệ .Lí thuyết thực tế là một lãnh vực tự trị của diễn từ , đối với Althusser, mà chủ nghĩa Mác được nhìn như một khoa học tự kiên cố hoá (a self –validating science).Trong lí thuyết xã hội của Althusser, thượng tầng cấu trúc của một nền văn hoá gồm bởi một loạt những thực hành đa dạng như thế ,từ chính trị, ý thức hệ hay lí thuyết , chúng nằm trong một tương quan biện chứng với hạ tầng kinh tế.Theo hướng của Gramsci, Althusser nhìn mối liên hệ này như sự tương tác trong đó hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc có thể tác động lẫn nhau trong khi với tư duy Mácxit truyền thống hơn thì hạ tầng được cho là có ưu thế hơn.Althusser thiết định một sự tự trị tương đối của thượng tầng mà chỉ vào phút cuối cùng mới ở dưới sự chế ngự của hạ tầng(một luận đề còn khá là…tối tăm!). Như vậy những biến cố nơi thượng tầng dầu có thể khởi động một tình huống cách mạng như những biến cố nơi hạ tầng ,bởi vì cái trước có thể tạo nên mối liên hệ yếu ,hay được qui định thái quá (overdetermined),trong một cuộc tạo dựng xã hội nhất định.Đó là “Luận đề Qui định Thái quá”( Overdeterminism Thesis) của Althusser.Một tương quan như thế giữa hạ tầng và thượng tầng tích cực ngăn ngừa mọi khả tính của hành động nhân văn có ý nghĩa,và tiến trình lịch sử không có chủ thể trước tiên là vấn đề của “Các bộ máy đàn áp của Nhà nước”(Các công cụ quyền lực của nhà nước như công an hay quân đội) và”Các bộ máy ý thức hệ của nhà nước”(các định chế bá quyền như nhà thờ hay trường đại học) làm việc qua cá nhân.Những cá nhân này chỉ diễn xuất các vai trò được ý thức hệ phân vai diễn cho họ mà chỉ dành cho họ đất diễn rất hẹp.Althusser là một thế lực lí thuyết quan trong trong đảng Cộng sản Pháp và việc ông tái phối trí những yếu tố nền tảng của tư tưởng Mácxít trong một cái khung cơ cấu luận làm phát sinh nhiều cuộc tranh luận dữ dội trong các nhóm Mácxít ,cả bên trong và bên ngoài nước Pháp .Được coi là tiếng nói có ảnh hưởng nhất trong chủ nghĩa Mác Tây Âu những năm 1960 và 1970s,chủ nghĩa Mác cơ cấu luận của Althusser rất thịnh hành vào thời ấy và có ảnh hưởng rõ nét trên nhiểu bộ môn như kinh tế chính trị học, xã hội học ,nhân loại học, mỹ học và lí thuyết văn học. Danh tiếng của Althusser suy tàn thấy rõ kể từ những năm1970s , một phần do sự nổi lên của sự phê phán hậu cấu trúc đối với thứ siêuhìnhhọc chống đỡ cho phương pháp luận cấu trúc, một phần do sự thách thức hậu hiện đại đối với Các lí thuyết “đại tự sự” ( grand narrative theories) chẳng hạn như chủ nghĩa Marx; và chủ nghĩa Marx cơ cấu không còn được hậu thuẫn nhiều trong cánh tả nơi mà những khái niệm như sự rạn vỡ tri thức luận bị cảm nhận như là phi lịch sử( unhistorical) và quá ư sơ lược.Một sự phê phán chung đối với tác phâm của Althusser đó là trong công trình của ông thiếu vắng chiều kích con người (human dimension) và lí thuyết của ông về ý thức hệ hiện nay bị xem là có tính tất định thái quá .Chẳng hạn E.P.Thompson đặc biệt gay gắt với việc Althusser phủ nhận vai trò chủ động của con người trong lịch sử và ông này cũng là một trong những nhà bình luận đã lên án Althusser là có khuynh hướng Stalinít,mặc dầu cũng có những người khác ,như Steven B. Smith cũng hăng hái không kém để bảo vệ Althusser khỏi lời buộc tội rất nhạy cảm này.Những môn đệ gắn bó nhất với Althusser là các sinh viên cũ của ông ,Étienne Balibar và Pierre Macherey; người trước là đồng tác giả với Althusser của một trong những văn bản trung tâm của chủ nghĩa Mác cơ cấu ,quyển Lire le Capitale (Đọc lại Tư bản luận); người sau gặt hái thành công đáng kể trong việc vận dụng các ý tưởng của Althusser trong cuốn khảo luận được ngưỡng mộ rộng rãi cùa ông, Pour une théorie de la production littéraire ( Về một lí thuyết sáng tác văn học), 1966.